Báo cáo JP Morgan về chiến lược kinh doanh cổ phiếu Việt Nam hiện nay
Tuesday, 18 December 2007 | |
Bộ phận nghiên cứu cổ phiếu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Công ty chứng khoán JP Morgan vừa đưa ra một bản báo cáo về chiến lược kinh doanh cổ phiếu tại Việt Nam hiện nay, với những nhận định rất mạnh mẽ và quả quyết. Với tiêu đề: "Cập nhật chiến lược kinh doanh cổ phiếu tại Việt Nam hiện nay trong thời điểm đang điều chỉnh vì chính sách và IPO", bán báo cáo tập trung ở 3 ý chính. Thứ nhất, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua những tháng đầy sóng gió vừa qua, với việc VN-Index trải qua vài tháng biến động rất mạnh, với dải biến động lên tới 200 điểm (có thời điểm xuống 900 điểm và có khi lên trên 1.100 điểm) kể từ 7/9 (tính tới ngày báo cáo 6/12). Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do tác động của Chỉ thị 03 về việc hạn chế cho vay chứng khoán ở mức 3% tổng dư nợ của các ngân hàng. Chỉ thị này bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2008Thứ hai, sự quan tâm của giới đầu tư nước ngoài đối với thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang ở mức cao song do họ cũng đang đón đợi các đợt IPO lớn của các doanh nghiệp nhà nước, dẫn đầu là Vietcombank, nên cuộc săn tìm các cổ phiếu đang có giá hợp lý trên sàn đang chững lại. Với việc ngày IPO của Vietcombank nay đã xác định rõ là vào 26/12, chúng tôi dự báo các nhà đầu tư sẽ sớm quay lại với cổ phiếu trên sàn niêm yết vào đầu năm mới (dương lịch). Thứ ba, các nền tảng đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế chung hiện vẫn đang được duy trì, lạm phát đang là tâm điểm chú ý để đảm bảo ổn định và vững bền. Điều này có thể sẽ phần nào giảm bớt ưu tiên đối với việc đẩy nhanh cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước còn lại. Do vậy, đây sẽ là nhân tố hỗ trợ cho sự phục hồi các dòng tiền đổ vào cổ phiếu trên sàn niêm yết. Thứ tư, cơ hội gom (accumulate) các cổ phiếu đang niêm yết trên sàn HOSE. Giá trị các cổ phiếu niêm yết tại HOSE đã giảm xuống dưới 25 lần lợi nhuận từ cổ phiếu dự kiến cho năm 2008 (P/E dưới 25) trong khi tăng trưởng lợi nhuận dự kiến 24%. Tổng vốn hoá thị trường của 30 doanh nghiệp hàng đầu trên HOSE hiện nay cho phép room cho nhà đầu tư ngoại nằm ở tầm 2,1 - 2,2 tỷ USD. Cầu nội đang chiếm ưu thế và tạo cơ cấu chung của thị trường: cổ phiếu được yêu thích chủ yếu thuộc các ngành tiêu dùng, dược phẩm, bất động sản và xây dựng. Theo ATP |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét