Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012

Đảng Cộng Hoà Hy Vọng Gì Khi Chọn Paul Ryan Đứng Phó TT?



Đảng Cộng Hoà Hy Vọng Gì Khi Chọn Paul Ryan Đứng Phó TT?

  • Written by  Nguyễn Minh Tâm 
  • Tuesday, 11 September 2012 16:38
  • font size decrease font size increase font size 
  • Print 
  • Email
Đảng Cộng Hoà Hy Vọng Gì Khi Chọn Paul Ryan Đứng Phó TT?
ĐỌC BÁO TIME

Bầu Cử Tổng Thống Mỹ 2012:


LTS: Liệu  Paul Ryan, một nhân vật kiệt xuất ở Wisconsin, có thể giúp ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng Hoà Mitt Romney thắng cử được không?Mời bạn đọc bài phân tích dưới đây của Michael Crowley, tuần báo Time số ra ngày 27/08/2012 do Nguyễn Minh Tâm chuyển ngữ.

Ngay từ đầu, việc ông Mitt Romney tìm kiếm người làm ứng cử viên Phó Tổng Thống đứng chung liên danh với ông là một điều bí ẩn, hồi hộp giống như truyện ma. Chẳng qua cũng chỉ vì đảng Cộng Hoà từng bị ám ảnh bởi quyết định lầm lỡ trước đây khi họ chọn cựu thống đốc Alaska. Sau kinh nghiệm cay đắng nhớ đời với bà Sarah Palin cách đây bốn năm, đảng Cộng Hoà thề rằng họ sẽ phải chọn ứng cử viên phó tổng thống là một nhân vật nghiêm túc, có thực chất, tài giỏi về mọi mặt.
Khi công bố tên ông Dân Biểu tiểu bang Wisconsin Paul Ryan là người đứng chung liên danh hôm 11 tháng Tám, quả thực ông Romney đã làm đúng điều này. Ngày trước bà Palin bị chê là có kiến thức nông cạn bao nhiêu, thì ngày nay ông Ryan nổi tiếng là người đa tài, hiểu biết rất nhiều bấy nhiêu. Ông nổi tiếng là người có thể hiểu thấu đáo vấn đề đa đoan, rộng lớn nhất trong tất cả mọi vấn đề: đó là ngân sách của chính phủ liên bang. Thường ra thì người được chọn làm ứng cử viên phó tổng thống nhờ vào điểm thành tích, tài năng của người đó, hay vào tầm quan trọng của tiểu bang người ấy làm đại diện, hay cũng có khi dựa vào dáng đẹp bề ngoài, và tư cách đặc biệt của người ấy. Ông Ryan được điểm khá cao, nếu dựa vào những tiêu chuẩn vừa kể để được chọn làm ứng viên  phó tổng thống. Ngoài ra, theo Dân Biểu Kevin McCarthy, lãnh tụ khối đa số của Đảng Cộng Hoà tại Hạ Viện, trong trường hợp này, lá bài tẩy khiến ông Romney phải chọn ông Ryan là vấn đề chính sách. Ông McCarthy khẳng định “Ông Paul Ryan là nhân vật đầu tiên được chọn đứng Phó TT dựa trên tiêu chuẩn về chính sách.”
Nhưng ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, những tranh chấp, choảng nhau chí chết về chính sách tài chánh công đều có hai mặt của vấn đề. Được lòng phe này thì mất lòng phe khác. Hiện bây giờ ông Romney đang theo đường lối chọn người đứng phó để tranh cử kỳ này là một nhân vật trẻ trung, đẹp trai, ăn nói hoạt bát, lúc nào cũng tươi cười vui vẻ. Nhân vật trẻ trung ấy cũng dính liền, đồng nghĩa với việc cắt giảm ngân sách chi tiêu của chính phủ một cách tàn nhẫn, và sẽ đem lại những thay đổi rất lớn, ảnh hưởng đến chương trình phúc lợi luật định (entitlements) được nhiều người yêu quí chẳng hạn như chương trình Medicare (bảo hiểm y tế cho người nghèo,và tật nguyền) và phúc lợi xã hội Social Security (Tiền An Sinh Xã Hội, hay tiền trợ cấp hàng tháng cho người già.).
Nhiều người nghĩ rằng ông Romney có thể thắng cử bằng những chủ đề vĩ đại như thực thi một chính sách tài chánh công có kỷ luật (giảm chi thật nhiều, không để lâm tình trạng khiếm hụt ngân sách) và chính sách phát triển kinh tế theo quan điểm của phe bảo thủ. Ông Romney hết lời ca tụng, tán dương ông Ryan, gọi người đứng chung liên danh với ông kỳ này là một chính trị gia kiệt xuất của Hoa Thịnh Đốn, có uy tín lẫy lừng trên cả hai mặt trận tài chánh công, lẫn kinh tế. Nhưng họ cũng lo ngại rằng việc đem vào liên danh một nhân vật hăng say, đầy sức quyến rũ, vô tình biến liên danh Romney-Ryan trở thành một tiểu đội sát thủ, đưa ra để trừng trị, dọn dẹp những sai trái về ý thức hệ xẩy ra từ bấy lâu nay. Giáo sư Dan Schnur, hiện đang dạy tại trường University of Southern California, trước đây từng làm phụ tá cho ông John McCain trong cuộc bầu cử năm 2000, tỏ ý lo ngại: “Chọn ông Ryan sẽ là một rủi ro, nếu sự chọn lưạ này cuối cùng lại biến cuộc tranh cử năm nay trở thành trưng cầu dân ý về những phúc lợi luật định (entitlements). Nếu điều này xảy ra, ông Romney sẽ vất vả vô cùng.”

Việc ra mắt, giới thiệu ông Ryan cho công chúng biết, được khoa trương, đánh bóng giống hệt như những lần hãng Apple cho ra mắt sản phẩm mới. Phe bảo thủ viết nhiều cột báo biểu lộ sự vui mừng, hy vọng. Nhiều buổi họp mặt, tụ tập công chúng được tổ chức để đám đông reo hò ủng hộ khi đi vận động tranh cử. Ông Romney thích lắm, người ta thấy ông nhún nhẩy theo điệu nhạc Jazz. Trong một lần ra mắt cùng với ông Ryan ở Wisconsin, cả hai ông nhẩy lên sân khấu, xúc động đến chảy nước mắt. Ngay cả một số người trong đảng Dân Chủ cũng vui mừng, vì từ nay chủ đề tranh cử sẽ thiên về việc chọn lựa ai là kẻ có thực tài, và có ý kiến hay - những ý kiến của ông Ryan được coi là hết sức đặc biệt, và nổi bật hơn cả.
Ông Ryan đã từng bộc lộ ý tưởng của mình khá rõ ràng dưới dạng những đề nghị về ngân sách. Trong đó có những đề nghị do chính ông viết trong thời gian hai năm ông nắm chức Chủ Tịch Ủy Ban Ngân Sách Hạ Viện. Tài liệu ngân sách chính phủ, về cốt lõi thực chất của nó là những tài liệu mang tính chất ý thức hệ, và ông Ryan đã kết hợp cả hai phía cung cầu của ngân sách để tấn công tàn mạt chính sách New Deal welfare state, gọi nôm na là chính sách Tân Xã Hội – hay Nhà Nước Bao Đồng Phúc Lợi,- chính phủ cứ cấp eo phe, phúc lợi xã hội thoải mái, dễ dàng, vì thế mới phát sinh ra tình trạng thâm thủng ngân sách. Ngân sách sau cùng do ông Ryan lập ra bao gồm việc cắt giảm $5.3 trillion (gọi là ức hay một ngàn tỉ) chi tiêu của chính phủ liên bang trong 10 năm, và đề nghị cải tổ toàn bộ chương trình Medicare. Ông Ryan có tiếng là rất can đảm về chính trị, dám nói dám làm, nhưng trong đề nghị về ngân sách, ông để trống nhiều khoản mơ hồ. Riêng về những khoản cắt giảm chi tiêu ngân sách chính phủ thì ông đòi cắt đủ thứ, cắt đến tận xương tủy, kể cả những chương trình thiết yếu. Ông đòi cắt ngân khoản dành cho kiểm soát không lưu, Trung Tâm Phòng Ngừa Bệnh Dịch, cơ quan điều tra liên bang FBI, và luôn cả chương trình Medicare, tức là chương trình bảo hiểm y tế cho người nghèo, người tàn tật, mỗi năm cắt $800 tỉ, trong 10 năm liên tiếp.  Về thuế đánh vào nhà giầu, công ty doanh nghiệp lớn ông vẫn giữ ở mức thấp. Ông đề nghị chỉ cần dẹp bỏ những khe hở của luật pháp (loopholes) để nhà giầu và đại công ty không thể trốn thuế được là đủ. Ông không nói rõ những kẽ hở luật pháp này là gì. Về ngân sách Quốc Phòng, ông cho để nguyên, không đụng tới. (Trong quá khứ ông đề nghị cắt giảm chi phí An Sinh Xã Hội, nhưng trong  luật ngân sách sau cùng của ông, trợ cấp An Sinh Xã Hội chưa thấy bị cắt) .
Ông Ryan nói rằng giảm thuế, thu nhỏ vai trò của chính phủ sẽ giúp đem lại sự  thịnh vượng. Tổng thống Obama gọi viễn kiến, hay cái nhìn, dự phóng tương lai của Ryan là một thứ “social Darwinism”, tức là đem học thuyết tiến hoá của Darwin áp dụng vào lãnh vực xã hội, và chính trị. Trong hệ thống này cứ để cho xung đột, cạnh tranh xảy ra, sẽ làm nẩy sinh sự tiến hoá. Làm như vậy tức là tưởng thưởng cho kẻ mạnh, người giầu có, và bỏ thí làm ngơ đối với những người nghèo khó, cần được giúp đỡ. Điều này gỉải thích vì sao trong cuộc thăm dò dư luận do Nhật Báo USA Today – Gallup thực hiện, tiết lộ rằng việc chọn ông Ryan đứng phó bị công luận đánh giá thấp nhất từ xưa đến nay (the least favorable public response) kể từ vụ chọn ông Dan Quayle hồi năm 1988. Cố vấn của ông Romney nghĩ rằng kết quả thăm dò đó sẽ thay đổi sau khi liên danh xuất hiện, đi vận động tranh cử, đem lại sinh khí mới. Bài bình luận của phe bảo thủ trên báo Wall Street Journal  bênh vực rằng: “Kỳ tranh cử năm nay, người ta thấy có sự tương phản rõ rệt giữa một ông tổng thống ra tái tranh cử mà chẳng có một ý kiến mới gì cho nhiệm kỳ hai.”
“Thôi thì chúng ta hãy cùng nhau xông vào, đấu với nhau một trận sống mái”, những người thuộc Đảng Dân Chủ lên tiếng thách thức liên danh Romney & Ryan như vậy. Họ lý luận rằng cử tri có thể ghét tình trạng ngân sách bị thâm thủng, thiếu hụt, nhưng họ cũng không muốn cắt giảm quá nhiều chi tiêu của chính phủ, ngoại trừ chương trình eo phe và viện trợ cho nước ngoài. Kế hoạch về ngân sách của ông Ryan đưa cho cử tri một tài liệu dầy cộm chỉ để xé đi. (Ông Romney nhất định cho rằng kế hoạch của ông khác với kế hoạch Ryan. Song kế hoạch của Romney cũng cắt rất nhiều, không thua gì Ryan.). Ông Chris Van Hollen, đại diện cho chi bộ Đảng Dân Chủ ở Maryland, nhà chiến thuật chính trị của Đảng Dân Chủ phê bình: “Ông Romney hoàn toàn bị ông Ryan xỏ mũi, chỉ biết theo đuôi  kế hoạch của ông Ryan.” Bàn về kế hoạch ngân sách của ông Ryan, ông Hollen gọi ngân sách đó chẳng qua chỉ là: “Bản tuyên cáo của Tea Party (Đảng Trà), một nhóm cực hữu cứng đầu, không tương nhượng. Nhóm này chủ trương dành cho nhà giầu Mỹ những ưu đãi về thuế bằng sự hy sinh của những người khác.”

Không có khoản nào làm cho người của Đảng Dân Chủ như Van Hollen thèm thuồng cho bằng dự tính cắt giảm Medicare của Ryan. Dự kiến này gây ra nhiều tranh luận sôi nổi. Kế hoạch này của ông Ryan sẽ ngưng bồi hoàn tiền cho những cơ sở y tế. Thay vào đó, Medicare sẽ cấp cho các cụ cao niên một khoản tiền nhất định để họ đi tìm hãng bảo hiểm mà mua. Những hãng bảo hiểm này được chính phủ chấp thuận dựa vào thể thức đấu thầu cạnh tranh do chính phủ đề ra. Trị giá của những ‘voucher” do chính phủ cấp để mua bảo hiểm sức khoẻ sẽ tăng hàng năm, nhưng không tăng nhanh như  mức gia tăng y tế phí hiện nay. Ông Ryan cho rằng giới hạn mức tài trợ của chính phủ sẽ hạn chế sự tốn kém, nhưng nếu mục đích ấy không đạt được, các cụ cao niên sẽ phải bỏ tiền túi ra mà trả. Nhiều chiến lược gia chính trị trong đảng Cộng Hoà tin rằng đề nghị này của ông Ryan sẽ bị phe Dân Chủ khai thác để bêu xấu đảng Cộng Hoà. Họ sẽ tung ra chiến dịch “Mediscare”, hù doạ cử tri sẽ bị mất Medicare. Năm ngoái, một nhóm cấp tiến đã tung ra một quảng cáo, thồi phồng chuyện này. Trong đoạn phim quảng cáo họ mô tả một cụ bà yếu đuối ngồi xe lăn bị ném từ ghềnh đá xuống vực thẳm, mặc cho chết. Khúc phim đó cũng tự ý quên không lưu ý rằng kế hoạch của Ryan không áp dụng cho người  từ 55 tuổi hay gìa hơn.

Tiên đoán trước sẽ bị tấn công ở điểm này, nhóm vận động tranh cử của ông Romney đã chuẩn bị đỡ đòn bằng cách ra mặt tấn công Luật Bảo Hiểm Y Tế của ông Obama năm 2010 sẽ cắt giảm $700 tỉ đô la trong chương trình Medicare. Họ tảng lờ không nói đến chuyện là khoản cắt giảm đó là do những nơi cung cấp dịch vụ y tế cho chương trình Medicare như bệnh viện, bác sĩ, chứ không phải là cắt quyền lợi của người thụ hưởng. Dự án ngân sách của Ryan – không phải của Romney đâu nhé - cũng làm cái việc cắt giảm tương tự, giống y hệt những điều ông Romney định tấn công phe Obama.
Có lẽ ông Romney nên lặng thinh, để cho chính ông Ryan lên tiếng biện minh thì hay hơn. Đã bảo cái ông Ryan này tính toán về ngân sách giỏi lắm, giống như khoa học gia Carl Sagan nói về khoa học vũ trụ. Dân biểu McCarthy, cùng ở trong Hạ Viện với Paul Ryan, nhận xét về Ryan như sau: “Paul là một người ăn nói rất giỏi. Anh ấy ra tranh cử trong một đơn vị không phải của Cộng Hoà, thế mà lần nào anh ấy cũng thắng bời vì cái tài ăn nói của anh ấy. Khi anh ta nói ai cũng lắng nghe. Anh ấy làm được điều này nhờ có nhiều ý kiến.”

Phe Dân Chủ định ra đòn đánh vào điểm yếu của Ryan. Ông Dân Biểu này từng làm dân biểu trong suốt 14 năm, và Hạ Viện Hoa Kỳ là một định chế bị dân chúng chán ghét nhất trong hệ thống chính trị Mỹ. Đã thế, ông Dân Biểu Ryan này chưa bao giờ ra tranh cử một chức vụ nào khác, chỉ ngồi một chỗ trong toà nhà Hạ Viện. (Thậm chí bà Palin còn có kinh nghiệm về hành pháp). Ông Ryan còn có nhược điểm nữa là không có căn bản hiểu biết về đối ngoại. Điều này làm cho liên danh Romney-Ryan bị lép vế khi trưng ra bản tiểu sử, thiếu kinh nghiệm về an ninh quốc gia. Liên danh này yếu nhất trong đảng Cộng Hoà từ trước đến nay về an ninh, đối ngoại tính từ thời liên danh Cộng Hoà Dewey-Bricker năm 1944.

Lẽ dĩ nhiên, ông Ryan đem lại cho ông Romney rất nhiều lợi lạc về mặt chiến thuật. Ông có thể lấy đuợc 10 phiếu cử tri đoàn ở Winsconsin. Ở tiểu bang này, tâm lý chung là ngả theo Dân Chủ thế mà ông Ryan được lòng của 68% cử tri tiểu bang. Là người theo đạo Thiên Chuá Giáo, ông Ryan có sức lôi cuốn mạnh đối với giai cấp lao động còn lưng chừng chưa biết bầu cho ai (swing voters). Nhóm cố vấn của ông Romney còn cho biết, diện mạo và tư cách cá nhân của ông Ryan cũng có sức quyến rũ cử tri rất nhiều. Ông này mang cái vẻ thông minh lanh lợi, pha trộn dáng dấp của một nhà quản trị, lại thêm sự am tường về ngân sách. Người ta còn nói rằng với dáng đẹp trai, trẻ trung, tóc  đen nhánh, ông Ryan 42 tuổi, khiến người ta phải so sánh ông với những đứa con trưởng thành, yêu thể thao của ông Romney.Trước đây, ông Ryan từng làm huấn luyện viên thể dục thẩm mỹ, nên ông có thân hình cân đối, gọn gàng, ăn uống kiêng khem rất kỹ.
Tuy nhiên, ông Romney không phải là người dễ chấp nhận rủi ro. Việc ông chọn ông Ryan cũng có một lý do khác nữa là ông sợ rằng cứ xoay mãi về chủ đề nạn thất nghiệp trầm trọng, chưa chắc đã ăn phiếu. Vậy thì hãy thử mở rộng điạ hạt tranh cử ra khỏi phạm vi quen thuộc cũ. Trong chiều hướng đó, ông Ryan là biểu tượng cho sự nhiệt tình, hăng hái, trẻ trung. Điều này khiến cho người ta nhớ lại hồi năm 2008, ông John McCain chọn bà Palin đứng phó cũng với hy vọng lập ra một “game changer”, thay đổi không khí, điạ bàn tranh cử. Nhưng như trường hợp của ông McCain cho thấy, việc thay đổi điạ bàn tranh cử chưa hẳn luôn luôn có nghĩa là sẽ  thắng cử.-Michael Crowley

TRONG BOX BÊN CẠNH BÀI NÀY!!!

Người Phụ Nữ
Bên Cạnh Ông Ryan:
Bà Janna Ryan

            Thỉnh thoảng người bạn đời của người đứng chung liên danh có thể dấu mình không xuất hiện trước công chúng. Nhưng có lẽ chuyện đó sẽ không xảy ra đối với bà Janna Christine Ryan, bởi vì bà là một nhân vật có nhiều tài năng độc đáo. Là một luật sư 43 tuổi, từng làm chuyên viên ở Hạ Viện, và vận động hành lang, rồi trở thành nội trợ. Trong tương lai, bà Janna Ryan có thể trở thành Đệ Nhị Phu Nhân.
            Sinh trong một gia đình khá giả, có nhiều quan hệ với chính trị, ở tỉnh nhỏ Madill, (dân số chỉ có  3,818 người), tiểu bang Oklahoma, bà Janna Little từng tốt nghiệp Cử Nhân, thủ khoa, về tiếng Spanish ở trường đại học danh tiếng Wellesley. Sau đó và tiếp tục học Luật ở trường George Washington University, thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
            Theo tổ chức OpenSecrets.org, cô Janna thừa hưởng uy thế về chính trị của gia đình ở Oklahoma, miền Nam, với ông cậu là Thượng Nghị Sĩ David Boren, và người anh em họ là Dân Biểu Dan Boren, cô Luật sư trẻ tuổi  đã sớm trở thành chuyên viên ở Hạ Viện, làm việc cho văn phòng đại diện tiểu bang của mình. Từ việc làm khởi đầu đó, cô Janna mau chóng chuyển sang nghề vận động hành lang, làm đại diện cho nhiều thân chủ tầm cỡ lớn như hãng bảo hiểm Blue Cross/Blue Shield và công ty dầu hỏa Conoco Inc..
            Trong lúc Janna làm đại diện cho Pricewaterhouse Coopers, một người bạn giới thiệu cô với Ryan, khi đó còn là Dân Biểu năm đầu tiên ở Quốc Hội, chàng dân biểu đẹp trai vẫn còn độc thân.
            Ryan mời Janna đi chơi trong một chuyến đi săn, và cuối cùng chàng ngỏ lời cầu hôn với nàng tại một điạ điểm ngồi câu cá.. Hai người thành hôn năm 2000, khi đó nàng 31 tuổi, và chàng mới 30 tuổi. Cô Janna làm cho đám bạn của cô ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn phải ngạc nhiên khi cô quyết định rời xa chốn phồn hoa đô hội để về sinh sống tại thành phố nhỏ Janesville, quê nhà của Ryan, tiểu bang Wisconsin. Tại đây cô chỉ chăm lo nuôi dạy ba đứa con: Liza 10 tuổi, Charlie 8 tuổi, và Sam 7 tuổi.
            Trong một buổi ra mắt công chúng cùng với ông Romney, bà vợ ông Dân Biểu từ chối không cầm micro lên nói chuyện. Tuy nhiên, nhiều cử tri ái mộ bà, và họ đã lập ra một website lấy tên là JannaRyan.com. Càng ngày người ta càng chú ý đến bà Janna Ryan khi cường độ tranh cử gia tăng thêm.

- Nguyễn Minh Tâm theo Michael Crowley / TIME ngày 27/8/2012


SOURCE
VIET TRIBUNE

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

Âu Châu, hậu phương của Mỹ, đến hồi đỏ lửa...


Cháy mất sân sau
Monday, May 07, 2012 2:41:40 PM

Âu Châu, hậu phương của Mỹ, đến hồi đỏ lửa...

Nguyễn-Xuân Nghĩa

Nhìn từ Hoa Kỳ, người ta có thể đánh giá sai tầm quan trọng của Âu Châu. Và không nhìn ra một mối nguy của nước Mỹ.
Cột báo này thường nói đến sự khác biệt giữa cách diễn giải để chi phối nhận thức - là “narrative” - với sự thật khách quan và phức tạp của các vấn đề cần giải quyết. Vì sự khác biệt ấy mà người ta có thể kê toa bốc thuốc lầm, và đưa ra liều thuốc đổ bệnh. Cơn địa chấn kéo dài tại Âu Châu là cơ hội cho chúng ta trở lại câu chuyện này.
Hãy nói về cơn địa chấn chính trị tại Âu Châu.
Từ năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chánh tại Hoa Kỳ gây hiểu lầm về nguyên nhân khủng hoảng tất yếu của Âu Châu, do nhược điểm kinh tế và chính trị trong tập thể Liên Hiệp Âu Châu có 27 hội viên, bên trong có 17 quốc gia đã thống nhất dùng chung đồng Euro. Người ta hiểu lầm là Âu Châu bị vạ lây vì những gì xảy ra tại Mỹ. Hiểu lầm vì không thấy nhiều chứng bệnh nội tại của Âu Châu - bài viết này có hạn và nói về Hoa Kỳ nên xin khỏi kể thêm về căn bệnh Âu Châu.
Những chứng bệnh đó đã phát tác thành khủng hoảng tài chánh, hối đoái, ngân sách, và chính trị, khiến 11 chính quyền tại chức đã đổ, mới nhất là tại Pháp. Nhìn về dài thì cả kiến trúc chính trị của Liên Âu, chứ chẳng riêng gì đồng Euro, có thể sụp đổ.
Do cách diễn giải của nhiều người, hiểu lầm thứ hai là phương cách kinh doanh của Mỹ.
Người ta tưởng nước Mỹ - bọn tư bản tham lam - bỏ tiền đầu tư vào xứ khác để kiếm lời nhờ nhân công rẻ ở các nền kinh tế “đang lên.” Hoặc tương lai Hoa Kỳ là do thiểu số gian tham này quyết định. “Tài phiệt Mỹ nó tính cả rồi” là một loại “narrative.” “Tài phiệt Do Thái mới thật làm chủ nước Mỹ” là một thứ “narrative” khác.
Sự thật thì trong một trăm bạc mà dân Mỹ kiếm ra một năm, đa số tới hai phần ba là lương lậu. Lợi nhuận của các doanh nghiệp chỉ chiếm 10%. Trong số đó, các cơ sở sản xuất loại trung bình và nhỏ, chừng trăm nhân viên trở xuống, mới tuyển dụng nhiều nhân công nhất, nên giữ vai trò kinh tế và xã hội lớn hơn các đại tổ hợp mà tên tuổi lừng lẫy nằm trong chỉ số kỹ nghệ Dow Jones DJIA hay danh mục đại gia của tạp chí chuyên đề như Forbes hay Fortune...
Thứ ba, khi bỏ tiền đầu tư vào xứ khác, doanh nghiệp Mỹ chủ yếu nhắm vào việc sản xuất để bán hàng cho các thị trường có sức mua và có môi trường kinh doanh ổn định, khả tín, và luật lệ minh bạch. Sau đấy mới là loại thị trường có nhân công rẻ của các nước đang phát triển, thí dụ nổi bật là Trung Quốc. Vì quá nổi bật nên chi phối nhận thức sai lầm của nhiều người ở trong và ngoài truyền thông hay chính trường Mỹ.
Gồm 27 quốc gia và dân số hơn 500 triệu, Liên Âu là một khối kinh tế thống nhất, có sản lượng bằng 26% của thế giới, lớn nhất địa cầu, và trị giá hơn 17,000 tỷ Mỹ kim. Sau đó mới đến kinh tế Mỹ sản xuất ra hơn 15,000 tỷ, rồi Trung Quốc, hơn 7,000 tỷ trong tổng sản lượng toàn cầu là gần 70 ngàn tỷ. Ðó là con số mới nhất vào Tháng Tư 2012 của IMF.
Kinh tế Âu châu tiêu thụ 30% sản lượng thế giới nên là thị trường số một của doanh nghiệp Mỹ. Hoa Kỳ đầu tư vào đó 56% tổng số đầu tư trực tiếp ra hải ngoại và có định mệnh kinh tế gắn liền với lục địa này.
Nhận thức sai của nhiều người là tương lai kinh tế thế giới nằm trong tay các nước “đang lên,” mà điển hình là khối BRIC gồm có Brazil (Ba Tây), Nga, Ấn Ðộ và Trung Quốc. Sự thật nó rắc rối hơn vậy: trong 10 tháng đầu của năm ngoái, tổng số đầu tư của Mỹ vào bốn thị trường này chỉ bằng 6.1% số đầu tư của Mỹ vào Âu Châu. Một quốc gia heo hút như Ireland (Ái Nhĩ Lan) với dân số hơn sáu triệu đã tiếp nhận một lượng đầu tư trực tiếp của Mỹ lớn gấp bốn lần rưỡi (4.5) số đầu tư của Mỹ vào Hoa Lục trong hơn 10 năm liền, từ năm 2000 đến 2011.
Khi đầu tư ra ngoài để kiếm lời, doanh nghiệp Mỹ có lời nhiều nhất là từ Âu Châu: doanh lợi của năm 2001 đã vượt 210 tỷ, gần gấp đôi số lợi nhuận của Mỹ thu về từ hai lục địa lớn nhất là Á Châu và Nam Mỹ.
Nói lại cho gọn, bọn tư bản gian tham của Mỹ ưu tiên đầu tư vào nơi có mãi lực với nhân công có tay nghề. Nơi đó là Âu Châu, chứ không phải là Trung Quốc, Ấn Ðộ hay Nam Phi, Nam Mỹ. Ngoài lý tưởng cao đẹp của các giá trị tinh thần như dân chủ hay nhân quyền, quyền lợi của Hoa Kỳ cũng gắn bó nhất với Âu Châu. Vì vậy, lục địa Âu Châu mới thực là sân sau của Hoa Kỳ.
Bây giờ, lục địa ấy đang ngùn ngụt cháy!
***
Sau mấy chục năm an hưởng hòa bình - chủ yếu thì vẫn do Hoa Kỳ đảm bảo và thực tế bảo vệ - Âu Châu sống cao hơn phương tiện, đã chi nhiều hơn thu và đụng vào bức vách của nợ nần. Chế độ bao cấp đầy chất liên đới xã hội là một đặc tính chính trị Âu Châu và có thời là lý tưởng của cánh tả bên đảng Dân Chủ tại Hoa Kỳ.
“Kinh doanh là làm giàu bằng tiền bạc của người khác” - định nghĩa của một danh nhân Pháp không nổi tiếng là doanh nhân, Alexandre Dumas. Chuyện vay mượn trong kinh doanh cũng tựa như dùng cái đòn bẩy để mượn sức chuyển động một vật nặng hơn sức của mình. Doanh giới gọi đó là “leverage.” Nhưng cái đòn bẩy của Âu Châu vừa bị gẫy, tảng đá nợ nần đang lăn xuống - và dẫn tới hiện tượng núi lở.
Ðặc tính chung trong vụ núi lở tuyết băng là các chính đảng truyền thống của Âu Châu, từ cả hai ngả tả hữu, đều mất uy tín và liên tục thất cử. Nhưng chuyện bất thường vì sáu bảy chục năm mới xảy ra một lần, là ảnh hưởng vang dội của các khuynh hướng cực đoan, xưa nay chỉ nằm trong vùng biên tế, ngoài rìa. Từ cả hai phía tả hữu, các lý luận quá khích nhất đã được “bình thường hóa,” được cử tri coi là không nguy hiểm. Môi trường lý tưởng cho những thiên tài chính trị kiểu Josef Stalin hay Adolf Hitler - từ hai ngả tả hữu!
Ðiển hình là hiện tượng Marine Le Pen và đảng “Mặt Trận Quốc Gia” tại Pháp. Quy tụ thợ thuyền bất mãn bên phía cộng sản và những người có tư tưởng phát xít, phe cực hữu này lớn mạnh trên sự tan rã của cánh hữu bên Pháp. Nay họ có tham vọng - lẫn khả năng - vào Quốc Hội, trở thành một chính đảng bình thường và giữ thế đối lập với cánh tả và chính quyền của Tổng Thống François Hollande vừa thắng cử.
Loại lý luận mị dân đầy chất quốc gia dân tộc, kỳ thị di dân, bảo hộ mậu dịch và phân vùng quyền lợi đang chờ đợi sự lúng túng và thất bại dễ hiểu của cánh tả để đi vào dòng chính của chính trường Âu Châu. Và sẽ đe dọa lý tưởng thống nhất của các nước Liên Âu lẫn vai trò bảo vệ của Minh Ước NATO, lá chắn của Mỹ trên đại lục Âu-Á.
Nhưng thật ra, Âu Châu vẫn chỉ là sân sau của Hoa Kỳ. Và đi sau nước Mỹ.
***
Cuộc nổi loạn của cánh hữu tại Mỹ khởi sự sớm hơn, từ năm 2010, với sự xuất hiện của phong trào “Tea Party.” Một năm sau, cánh tả có phản ứng rồi nổi lên thành phong trào “Chiếm Ðóng Wall Street” trong năm 2011. Kết quả là sự ách tắc trên thượng tầng chính trị, trong Quốc Hội Hoa Kỳ, không ai dám nhích vài phía ôn hòa ở giữa.
Nạn tuyết băng mà vẫn đòi tăng chi tại Âu Châu đang đẩy nước Ðức vào thế kẹt, thành đại gia gian ác đòi áp đặt kỷ luật chi thu trên các nước còn lại. Hiện tượng đó cũng đã xảy ra bên Mỹ. Người đầu tiên có phản ứng gay gắt nhất với Thủ Tướng Angela Merkel của Ðức, ngay từ năm 2009, chính là Tổng Thống Barack Obama khi ông muốn tăng chi để cứu nguy kinh tế, y như Tổng Thống Hollande sắp tới của Pháp.
Ðấy là bối cảnh chung để ta theo dõi dư chấn từ Âu Châu đang dội vào cuộc bầu cử Mỹ như một nạn tuyết băng. Ðỏ lòe.
source
Nguoi-Viet Online

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Bất ổn bao trùm thị trường thế giới sau các cuộc bầu cử Châu Âu


Thứ Hai, 07 tháng 5 2012

Bất ổn bao trùm thị trường thế giới sau các cuộc bầu cử Châu Âu


Chỉ số Nikkei của Nhật Bản giảm 2,8% lúc đóng cửa trong khi chỉ số Hằng Sinh của Hong Kong giảm 2,6% trong khi kết thúc ngày giao dịch
Hình: AP
Chỉ số Nikkei của Nhật Bản giảm 2,8% lúc đóng cửa trong khi chỉ số Hằng Sinh của Hong Kong giảm 2,6% trong khi kết thúc ngày giao dịch
Tình trạng bất ổn bao trùm lên các thị trường tài chính thế giới sau khi các cuộc bầu cử ở Hy Lạp và Pháp gây quan ngại về tương lai của các biện pháp kiệm ước, được áp dụng để giúp ứng cứu các chính phủ nợ nần chồng chất và kinh tế yếu kém của châu Âu.

Các thị trường chính của châu Á giảm mạnh. Chỉ số Nikkei của Nhật Bản giảm 2,8% lúc đóng cửa trong khi chỉ số Hằng Sinh của Hong Kong giảm 2,6% trong khi kết thúc ngày giao dịch.

Thị trường chứng khoán Athens sụt 7% sau khi cuộc bầu cử quốc gia ở Hy Lạp khiến việc thành lập ngay lập tức một tân chính phủ rơi vào tình trạng không chắn chắn.

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm giá lúc mở cửa ở New York. Thị trường Paris nhích lên cao hơn đôi chút, nhưng thị trường Frankfurt giảm mạnh.

Giá đồng euro giảm dưới 1,30 đôla trước khi tăng trở lại.

Với các cử tri Hy Lạp chia rẽ lá phiếu cho một loạt các đảng phái khác nhau, các nhà đầu tư đã cắt giảm nguồn đầu tư trên thị trường Athens.

Một nhà phân tích tài chính Platon Monokroussos nói tình trạng bất định chính trị đã ảnh hưởng lớn tới giao dịch chứng khoán.

Tại Pháp, các cử tri đã bỏ phiếu bầu ứng viên thuộc đảng Xã hội Francois Hollande làm tân tổng thống.

Ông Hollande từng kêu gọi giảm bớt quy mô các chương trình kiệm ước do Đức lãnh đạo thực hiện cho các nền kinh tế gặp khó khăn, đồng thời kêu gọi đánh thuế cao hơn đối với người giàu và các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
source
VOA Vietnamese

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

Wall Street greed fueling high gas prices


Wall Street greed fueling high gas prices

By Bernie Sanders, Special to CNN
February 28, 2012 -- Updated 1805 GMT (0205 HKT)
Wall Street speculation drives up the cost of oil and gas; Goldman Sachs experts say it pushes prices up by 40%.
Wall Street speculation drives up the cost of oil and gas; Goldman Sachs experts say it pushes prices up by 40%.
STORY HIGHLIGHTS
  • Bernie Sanders: Speculators cash in by jacking up oil and gas prices; market loosely regulated
  • Speculators controlled 30% of the oil futures market 10 years ago: up to 80% today, he writes
  • Sanders: As speculators gamble, Americans pay a virtual speculators' tax on gas
  • We can lower gas prices so they reflect the fundamentals of supply and demand, he says

Editor's note: Bernie Sanders is an independent senator from Vermont. He was elected to the U.S. Senate in 2006 after serving 16 years in the House of Representatives and is the longest-serving independent member of Congress in American history.

(CNN) -- Gas prices approaching $4 a gallon on average are causing severe economic pain for millions of Americans. Pump prices spiked 5% in the past month alone. Crude oil prices stood at $108 on Friday, up from only double digits at the beginning of the month.

What's the cause? Forget what you may have read about the laws of supply and demand. Oil and gas prices have almost nothing to do with economic fundamentals. According to the Energy Information Administration, the supply of oil and gasoline is higher today than it was three years ago, when the national average for a gallon of gasoline was just $1.90. Meanwhile, the demand for oil in the U.S. is at its lowest level since April of 1997.

Is Big Oil to blame? Sure. Partly. Big oil companies have been gouging consumers for years. They have made almost $1 trillion in profits over the past decade, in part thanks to ridiculous federal subsidies and tax loopholes. I have proposed legislation to end those pointless giveaways to some of the biggest and most profitable corporations in the history of the world.

But there's another reason for the wild rise in gas prices. The culprit is Wall Street. Speculators are raking in profits by gambling in the loosely regulated commodity markets for gas and oil.

A decade ago, speculators controlled only about 30% of the oil futures market. Today, Wall Street speculators control nearly 80% of this market. Many of those people buying and selling oil in the commodity markets will never use a drop of this oil. They are not airlines or trucking companies who will use the fuel in the future. The only function of the speculators in this process is to make as much money as they can, as quickly as they can.

I've seen the raw documents that prove the role of speculators. Commodity Futures Trading Commission records showed that in the summer of 2008, when gas prices spiked to more than $4 a gallon, speculators overwhelmingly controlled the crude oil futures market. The commission, which supposedly represents the interests of the American people, had kept the information hidden from the public for nearly three years. That alone is an outrage. The American people had a right to know exactly who caused gas prices to skyrocket in 2008 and who is causing them to spike today.

Even those inside the oil industry have admitted that speculation is driving up the price of gasoline. The CEO of Exxon-Mobil, Rex Tillerson, told a Senate hearing last year that speculation was driving up the price of a barrel of oil by as much as 40%. The general counsel of Delta Airlines, Ben Hirst, and the experts at Goldman Sachs also said excessive speculation is causing oil prices to spike by up to 40%. Even Saudi Arabia, the largest exporter of oil in the world, told the Bush administration back in 2008, during the last major spike in oil prices, that speculation was responsible for about $40 of a barrel of oil.

Just last week, Commissioner Bart Chilton, one of the only Commodity Futures Trading Commission members looking out for consumers, calculated how much extra drivers are being charged as a result of Wall Street speculation. If you drive a relatively fuel-efficient vehicle such as a Honda Civic, you pay an extra $7.30 every time you fill your tank. For larger vehicles, such as a Ford F150, drivers pay an extra $14.56 for each fill-up. That works out to more than $750 a year going directly from your wallet or pocketbook to the Wall Street speculators.

So as speculators gamble, millions of Americans are paying what amounts to a "speculators tax" to feed Wall Street's greed. People who live in rural areas like my home state of Vermont are hit harder than most because they buy gas to drive long distances to their jobs.

It doesn't have to work this way. The current spike in oil and gasoline prices was avoidable. Under the Wall Street reform act that Congress passed in 2010, the Commodity Futures Trading Commission was ordered to impose strict limits on the amount of oil that Wall Street speculators could trade in the energy futures market. The regulators dragged their feet.

Finally, after months and months of law-breaking delays, the commission in October adopted a rule. It was a weak version of a proposal that might have put meaningful limits on the number of futures and swaps contracts a single trader could hold. Even the watered-down regulation adopted by the industry-friendly commission was challenged in court. The Financial Markets Association and the International Swaps and Derivatives Association wanted free rein to continue unregulated gambling in the oil markets.

So today, Wall Street once again is laughing all the way to the bank. Once again, federal regulators should move aggressively to end excessive oil speculation. We must do everything we can to lower gas prices so that they reflect the fundamentals of supply and demand and bring needed relief to the American people.

The time for real action is now.

Follow us on Twitter @CNNOpinion

Join us on Facebook/CNNOpinion

source

http://edition.cnn.com/2012/02/28/opinion/sanders-gas-speculation/index.html?hpt=hp_c4

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2012

Hoa Kỳ khởi tố công ty Trung Quốc về tội gián điệp kinh tế


Thứ Năm, 09 tháng 2 2012



Trung tâm nghiên cứu của công ty DuPont tại Meyrin gần Geneva
Hình: REUTERS
Trung tâm nghiên cứu của công ty DuPont tại Meyrin gần Geneva

Giới hữu trách Hoa Kỳ tố cáo một công ty quốc doanh Trung Quốc âm mưu đánh cắp bí mật thương mại của công ty hóa chất công nghiệp DuPont.

Các giới chức Bộ Tư pháp hôm thứ tư cho biết Tập đoàn Pangang (Phan Cương) đã bị một đại bồi thẩm đoàn ở San Francisco khởi tố về tội gián điệp kinh tế và những tội khác.

3 công ty con của tập đoàn này cũng bị truy tố trong vụ này, cùng với công ty USA Performance Technology, một công ty ngành kỹ sư ở California.

Lệnh khởi tố cho biết Pangang và các công ty con đã cấu kết với USA Performance Technology để lấy thông tin về một hóa chất quí giá do DuPont phát minh và được dùng để chế tạo nhiều loại sản phẩm như giấy, sơn, và chất nhựa.

Năm cá nhân cũng bị truy tố, trong đó có ông Walter Liew, một người Singapore lấy quốc tịch Mỹ, cùng với vợ là bà Christina, đồng sở hữu công ty USA Performance Technology, cùng với hai viên kỹ sư từng làm việc cho DuPont.

source

VOA Vietnamese

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2012

S&P hạ thêm điểm tín dụng của 9 quốc gia Châu Âu thuộc vùng đồng euro



Friday, 13 January 2012 17:09

Cali Today News - Chiều thứ sáu 13/1 Standard & Poor’s đã hạ điểm tín dụng của 9 quốc gia Châu Âu, trong đó có Pháp và Áo, vốn đang có điểm AAA- thì trở thành AA+

Ngoài ra các quốc gia khác bị hạ điểm là Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Cyprus bị hạ đến 2 bậc điểm. Điều này có nghĩa là trị giá trái phiếu của Ý nay chỉ còn là BBB+, rất gần với loại điểm “xấu” khiến chính phủ Ý khó lòng vay được thêm tiền.

Những đồng Euro bằng chocolate (ảnh minh họa). Photo courtesy: AFP

Có 3 quốc gia giữ được điểm tín dụng AAA là Đức, Hòa Lan và Phần Lan, còn thì Áo, Malta, Slovakia và Slovania đều bị hạ 1 bậc điểm. Hiện nay khó lòng tiên đoán các thị trường tài chính sẽ bị ảnh hưởng ra sao.

Cùng lúc thì việc hạ thấp tín dụng này có thể làm cho các nhà đầu tư thêm hoảng sợ về các món nợ châu Âu và khiến từ đây về sau các chính phủ Châu Âu sẽ thêm nhiều khó khăn dể đi vay nợ.

S&P cho hay “việc hạ thấp điểm tín dụng căn cứ trên một số yếu tố kinh tế và tài chính, cũng như vì các nhà hoạch định chính sách của châu Âu đã triền miên tranh cãi và không thống nhất với nhau về cách giải quyết các thách thức”

S&P còn khuyến cáo là “đa số các quốc gia vùng đồng tiền euro còn bị rủi ro hạ thấp điểm tín dụng nữa nếu như các điều kiện của môi trường kinh tế và tài chính không được cải thiện trong thời gian sắp tới”

Đào Nguyên source CNN

source
Calitoday

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2012

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm trong thập niên tới


Kinh Doanh Cập nhật Thứ Tư, 11 tháng 1 2012

Thứ Tư, 11 tháng 1 2012


Cựu kinh tế gia trưởng của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF Kenneth Rogoff nói Trung Quốc sẽ đối mặt với một “nền kinh tế tăng trưởng chậm đáng kể” trong thập niên tới khi phải điều chỉnh cho phù hợp với mậu dịch toàn cầu đang gặp tăng trưởng chậm, lo âu về lạm phát và một chuyển tiếp chính trị.


Ông Rogoff nói tăng trưởng nhanh chóng của Trung Quốc, nhờ vào xuất khẩu và chi tiêu vào hạ tầng cơ sở và địa ốc, không bền vững
Hình: AP
Ông Rogoff nói tăng trưởng nhanh chóng của Trung Quốc, nhờ vào xuất khẩu và chi tiêu vào hạ tầng cơ sở và địa ốc, không bền vững

Cựu kinh tế gia trưởng của IMF Kenneth Rogoff nói tăng trưởng nhanh chóng của Trung Quốc, nhờ vào xuất khẩu và chi tiêu vào hạ tầng cơ sở và địa ốc, không bền vững.

Nói chuyện tại một cuộc hội thảo các nhà ngân hàng Thái Lan, ông Rogoff nói suy giảm sẽ xảy ra dù những nỗ lực điều hành nền kinh tế của Trung Quốc:

“Các bạn phải phân biệt là Trung Quốc đang làm tốt công việc của họ và không biết họ có thể quản lý mọi sự một cách hoàn hảo hay không. Và như tôi đã nói, và tôi sẽ nói như thế nữa, là tỉ lệ tăng trưởng chậm lại đáng kể của Trung Quốc trong một hay bất cứ năm nào trong vòng 10 năm tới không phải là vào khoảng 10%.”

Trung Quốc có nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ trong nhiều thập niên qua sau khi thực hiện những cải cách kinh tế. Năm ngoái, Trung Quốc tăng trưởng hơn 9%, nhưng được tiên đoán tăng trưởng chậm hơn, khoảng 8,5% vào năm 2012.

Một số nhà phân tách đồng ý với tiên đoán của ông Rogoff là tăng trưởng của Trung Quốc sẽ chậm lại hơn nữa trong vài năm tới.

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu đang làm tổn hại sự tăng trưởng của Trung Quốc vì có sự suy yếu của những nền kinh tế tiên tiến quan trọng, thị trường chính của lượng xuất khẩu khổng lồ Trung Quốc.

Ông Rogoff hiện là giáo sư của trường đại học Harvard. Ông nói thật là ngây thơ nếu nghĩ là Trung Quốc có thể tránh được sự suy giảm kinh tế khi nước này phải đối mặt với thị trường đang sút kém, lạm phát và một sự chuyển tiếp lãnh đạo chính trị trong năm tới:

“Đây là một tình hình rất nguy hiểm. Tất cả chiến lược tăng trưởng của Trung Quốc không thể bền vững, khi mà mức đầu tư bằng 50% tổng sản lượng nội địa. Đây không phải là những dự án mãi mãi bạn có thể thực sự thu nhập lợi tức. Điều chúng ta biết là không thể nào tăng trưởng bằng cách xuất khẩu mãi mãi. Quốc gia của bạn tăng trưởng 10% trong khi đối tác mậu dịch của bạn tăng trưởng chậm hơn nhiều. Bạn có thể làm bài tính, và thấy không thể nào thực hiện được.”

Các nhà phân tích Trung Quốc nói chính phủ đang nỗ lực lấy lại thăng bằng kinh tế bằng cách khuyến khích tiêu thụ nội địa và tăng lương.

source

VOA Vietnamese

Thứ Năm, 5 tháng 1, 2012

Tăng trưởng tín dụng ngân hàng 2012: Ai ở nhóm nào?



MINH ĐỨC

05/01/2012 10:03 (GMT+7)

picture Định vị các ngân hàng trên cơ sở dữ liệu năm 2010 về tổng tài sản, ROA, ROE, NPL - Nguồn: Baoviet Bank.
E-mail Bản để in Cỡ chữ Chia sẻ: facebook twitter google rss
Đến thời điểm này thông tin bước đầu mới chỉ dừng lại ở định hướng: năm 2012, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng sẽ được phân bổ theo 4 nhóm. Kết quả phân nhóm cụ thể vẫn còn ở phía trước. Năm 2012 đã bắt đầu. Thông thường trước đây, bước vào một năm mới các ngân hàng thương mại về cơ bản đã trù tính các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh ngay từ cuối năm cũ. Năm nay có thể không có nhiều thay đổi, nhưng một chỉ tiêu quan trọng bậc nhất là giới hạn tăng trưởng tín dụng vẫn còn treo lơ lửng! Một phép cộng tương đối? Thực ra, với những thông tin bước đầu Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra, mỗi nhà băng hẳn cũng đã tự lượng sức mình, áng chừng một chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng nào đó. Nhưng ở bình diện chung vẫn là sự chờ đợi sốt ruột. Theo thông tin định hướng của Ngân hàng Nhà nước, năm 2012 chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng sẽ ở khoảng 15 - 17%. Chỉ tiêu tăng trưởng cụ thể sẽ được giao theo các nhóm trên cơ sở xếp loại các tổ chức tín dụng của cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước, theo nguyên tắc tổ chức nào hoạt động tốt thì được mức tăng trưởng tín dụng cao hơn, và ngược lại. Cụ thể hơn, sẽ có 4 nhóm tổ chức tín dụng được phân loại, gồm nhóm hoạt động lành mạnh (loại A), nhóm hoạt động trung bình (loại B), nhóm hoạt động dưới trung bình (loại C), và nhóm hoạt động yếu kém. Hiện chưa rõ ứng với mỗi nhóm như vậy sẽ được giao chỉ tiêu là bao nhiêu; cũng không loại trừ khả năng chỉ tiêu của mỗi thành viên trong nhóm sẽ khác nhau; mức độ chênh lệch chỉ tiêu giữa các nhóm sẽ như thế nào… Nhưng có thể hình dung đó là một phép cộng làm sao để tổng 4 nhóm đó có kết quả chung là 15 - 17% cho cả năm 2012. Chỉ tiêu của nhóm A, tốt nhất và cao nhất, có thể cũng sẽ không quá xa so với giới hạn định hướng chung 15 - 17% đó, bởi nhiều khả năng nhóm này sẽ tập hợp những ngân hàng lớn, thị phần chi phối và một sự vượt trội có thể làm “chệch” tổng số chung. Hiện cũng chưa rõ các tiêu chí phân loại cụ thể như thế nào, mà mới chỉ gợi mở ở những khái niệm chung là “lành mạnh”, “trung bình”, “yếu kém”… Song chắc chắn sẽ vẫn phải tôn trọng các chỉ số tài chính cơ bản, cũng là một yêu cầu khách quan để hạn chế sự hoài nghi có cơ chế xin - cho trong dư luận về vấn đề này. Thử “đoán” kết quả… Đến thời điểm này các chỉ số tài chính cơ bản của hầu hết các ngân hàng kết thúc năm 2011 vẫn chưa được tổng hợp và công bố rộng rãi. Đây là cơ sở dữ liệu cần thiết để Ngân hàng Nhà nước xem xét phân loại; việc tập hợp cần có thời gian và kết quả cụ thể vẫn còn phải chờ đợi. Với mỗi tổ chức tín dụng, lúc này hẳn họ đã tự đình hình cho mình ở nhóm nào. Còn trên bình diện chung, có thể tham khảo một cơ sở dữ liệu tương đối đầy đủ và gần đây để thử “đoán” kết quả. Nếu theo thông tin ban đầu còn khá mơ hồ từ Ngân hàng Nhà nước, nhóm A là “lành mạnh”, thì có thể xét theo tiêu chí nợ xấu hay không? Nếu vậy, dữ liệu cuối năm 2010 cho thấy những ứng viên nổi bật cho nhóm A là ACB, Sacombank, VietinBank… khi nợ xấu chỉ ở trong khoảng 0,4% - 0,7%; trong khi phần lớn các nhà băng khác ở nhóm B với khoảng từ 1,2% - 2%; các nhóm còn lại cũng tương đối với khoảng trên dưới 2,5%, cá biệt một số trường hợp trên bình quân ngành là 3%, hay trên 10% (chưa có sự kiện ngân hàng hợp nhất)… Ở tiêu chí đó cũng khá khó đoán, bởi năm 2011 nợ xấu của hệ thống ngân hàng có sự gia tăng mạnh, có khác biệt lớn giữa các thành viên và đặc biệt là còn có sự “lệch pha” trong các tiêu chuẩn phân loại. Trong khi đó, cũng theo dữ liệu cuối năm 2010, có thể định hình các nhóm khá rõ ràng trên cơ sở phân tích tổng hợp các tiêu chí cơ bản là tổng tài sản, tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và cả nợ phân loại. Theo những tiêu chí đó và dữ liệu cập nhật cuối năm 2010, tháng 5/2011 vừa qua nhóm phân tích của Ngân hàng Bảo Việt (Baoviet Bank) đã có một báo cáo với sự phân loại đáng chú ý, có thể tham khảo trong vấn đề này.
Kết quả phân loại qua tổng hợp các tiêu chí trên cho thấy nhóm có triển vọng gồm những ngân hàng như BIDV, VietinBank, Vietcombank, ACB, Eximbank, Techcombank, Sacombank, MB, VIB, Maritime Bank, DongA Bank, Habubank, Ocean Bank; kế đến là Agribank, SeABank, ABBank, OCB, NVB, Kienlong Bank, SCB, BacA Bank…
Đó là một sự phân nhóm tương đối, có sự giao thoa giữa các nhóm và nhất là có thể có nhiều xáo trộn khi cập nhật kết quả hoạt động của năm 2011. Nhưng ở thời điểm này, đây là một tham khảo đáng kể. Tuy nhiên, cũng có một số quan điểm khác nhau trong việc phân nhóm các tổ chức tín dụng để giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay. Có thể “đơn giản” là cần xem xét kỹ các trường hợp có “tiền sử” cho vay quá nhiều ở các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán; có thể ưu tiên cho những thành viên có tỷ trọng tín dụng cao ở lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, nông nghiệp - nông thôn… Hay một quan điểm được chú ý thời gian qua là đề cao tiêu chí hệ số an toàn vốn (CAR), xem đó như một thước đo quan trọng cho tình hình sức khỏe của các nhà băng. Nếu vậy, giả sử tham khảo cho lúc này vẫn là dữ liệu năm 2010, thì kết quả phân nhóm sẽ có những điểm thú vị, bởi những “ông lớn” như Agribank, Vietcombank, BIDV… không có ưu thế cạnh tranh vì chỉ suýt soát mức tối thiểu 9% theo quy định hiện hành; trong khi đó nổi bật sẽ là Eximbank với 17,79%, hay như VPBank 14,29%, SHB 13,8%, SeABank 12,61%... Cuối cùng thì vẫn phải đợi kết quả phân nhóm và các chỉ tiêu chính thức từ Ngân hàng Nhà nước. Lúc này chỉ có thể khẳng định là dù có phân loại thế nào thì cũng gần như không thể trở lại thời kỳ “no dồn” tăng trưởng tín dụng những năm 2010 trở về trước; và việc phân loại được kỳ vọng sẽ phát huy các nguồn lực đúng chỗ và đúng địa chỉ hơn. Nhân tiện, một kết quả khác mà thị trường cũng đang chờ đợi là việc rút tỷ trọng tín dụng phi sản xuất xuống 16% vào thời điểm 31/12/2011 đã kết thúc như thế nào?
source
http://vneconomy.vn/20120105014648621P0C6/tang-truong-tin-dung-ngan-hang-2012-ai-o-nhom-nao.htm