Wednesday, 18 July 2007 | |
Warren Buffett sinh năm 1931 ở một thị trấn nhỏ tên là Ohama. Gia đình ông có mối quan tâm lớn đến thị trường chứng khoán. Ông học được bài học lớn đầu tiên về đầu tư chứng khoán vào năm 11 tuổi khi “gà” cho người chị của mình đầu tư toàn bộ “tài sản” riêng (100 đôla) mua 3 cổ phiếu (với giá 38 đôla/cổ phiếu) của một công ty nhỏ. Giá cổ phiếu công ty này sau đó tụt giảm mạnh và người chị đã rất lo sợ, muốn bán ngay để gỡ gạc lại chút vốn còm, trong nỗi ân hận nghe lời đứa trẻ xui dại.
May thay, giá cổ phiếu đó đã tăng trở lại và cậu bé đã vội bán với giá 40 đôla/cổ phiếu, thu lãi được chút đỉnh cho người chị sau khi trừ phí giao dịch. Điều làm ông bực mình nhất là giá cổ phiếu đó còn tăng lên đến 100 đôla sau một thời gian ngắn. Đứa trẻ Buffett đã phải chịu thua áp lực của khách hàng, nhưng cậu ta cũng học được một bài học có giá trị từ đây. TS. Phan Minh Ngọc Đại học Kyushu, Nhật Bản (Theo www.vneconomy.com.vn) |
Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2009
Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán: Lạnh lùng như Buffet
Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán: Slater, bạn của nhà đầu tư nhỏ
Wednesday, 18 July 2007 | |
Jim Slater có lẽ là người có những lời khuyên ảnh hưởng nhất đối với những nhà đầu tư tư nhân nhỏ. Ông nhấn mạnh rằng nhà đầu tư nhỏ có thể trở thành những chuyên gia đầu tư trong một hoặc hai lĩnh vực của thị trường Ông có lẽ là “giáo sĩ” đầu tư đầu tiên ở Anh, khuyên rằng nên tìm kiếm những cổ phiếu có chỉ số P/E thấp. Theo ông, nhà đầu tư nhỏ, bình dân có một số lợi thế so với những nhà đầu tư lớn, chuyên nghiệp. (Theo www.vneconomy.com.vn) |
OTC không tự do
Wednesday, 18 July 2007 | |
Cùng với sự đi lên của thị trường chứng khoán niêm yết, thị trường giao dịch cổ phiếu phi tập trung - OTC cũng phát triển rất nhanh. Thị trường OTC viết tắt theo cụm từ tiếng Anh là “Over the Counter”, để chỉ việc giao dịch cổ phiếu ngoài sàn giao dịch chứng khoán, hay còn gọi là thị trường giao dịch cổ phiếu phi tập trung. Cụm từ viết tắt OTC thể hiện tính thông lệ quốc tế mà Việt Nam đang trong giai đoạn đầu phát triển thị trường chứng khoán, thị trường giao dịch cổ phiếu dứt khoát không nằm ngoài những giao dịch và tính toán đó Song hiện nay đang có những quan điểm và nhận thức khác nhau về vấn đề này, vậy thực chất của nó ra sao? Theo www.vneconomy.vn |
Phân tích - dự báo giá cổ phiếu
Phân tích - dự báo giá cổ phiếu
Saturday, 14 July 2007 | |
Một số nội dung cơ bản giúp nhà đầu tư phân tích và dự báo giá cổ phiếu. Nắm chắc những thủ thuật này, nhà đầu tư có thể an tâm hơn khi bước vào cuộc chơi CK đang rất sôi động. 1. Tiến hành phân tích cổ phiếu (CP) trên thị trường với mục tiêu là đưa ra dự báo về giá CP và xu hướng giá CP trong tương lai, tìm khả năng sinh lời cao. Đó là một trong những nội dung quan trọng - xác định giai đoạn nào của chu kỳ CP tăng trưởng - giúp nhà đầu tư cân nhắc để đi đến quyết định đầu tư CK có hiệu quả nhất.
2. Đầu tư vào CP, với tính chất sinh lợi và rủi ro cao, nhà đầu tư thường sử dụng một lượng tiền khá lớn hoặc cực lớn để kinh doanh CK, do đó, họ rất quan tâm việc dự báo diễn biến giá CP. Nếu dự đoán giá cả diễn biến đúng, sẽ mang lại thành công lớn; và ngược lại, sẽ thua thiệt, thậm chí có khi dẫn đến phá sản. Chính vì vậy, phân tích CP đã trở thành một ngành kinh doanh lớn và có xu hướng ngày càng phát triển - theo đòi hỏi ngày càng cao của nhà đầu tư - vì thị trường ngày càng phát triển đa dạng và phức tạp hơn.
3. Muốn phân tích CP để dự báo tốt về diễn biến giá cả CP, nhà đầu tư cần phải xem xét, nghiên cứu và tìm ra câu trả lời thỏa đáng các vấn đề cụ thể:
- Các CP nào sẽ lên giá - vì sao? - Các CP đó lên giá bao nhiêu - do đâu? - Trong thời gian bao lâu, thì các CP đó đạt mức tăng như vậy - vì đâu?
Phải phân tích và tìm ra một ưu thế cạnh tranh nhất định so với các đối thủ khác như: độc quyền về công nghệ, phát minh sáng chế, chiếm lĩnh thị trường hoặc phương pháp quản lý khoa học, chặt chẽ, nâng cao hiệu quả kinh doanh ...
4. Trong giai đoạn thử nghiệm này, hầu hết chỉ có sự tham gia của các nhà đầu tư cá nhân, sau 43 phiên giao dịch, giá liên tục tăng quá cao, vượt xa giá trị thực của CP (có loại CP giá thị trường hơn 3 lần so mệnh giá CP) - với tác động của quan hệ cung - cầu thị trường và tâm lý nhà đầu tư - xu hướng giá còn tiếp tục tăng và giá tăng, giảm xen kẽ, dẫn đến rủi ro và lợi nhuận xen kẽ, thực sự cuộc chơi "đỏ, đen", người được kẻ mất trong kinh doanh CK. Hãy cảnh giác với thị trường.
5. Vấn đề quan trọng là phải xác định và lựa chọn CP tăng trưởng - nghĩa là cổ phiếu đó có thể tiếp tục tăng trưởng trong tương lai, theo các tiêu chí sau:
- Đưa ra các sản phẩm mới hoặc dịch vụ mới, độc đáo, có sức thu hút trên thị trường, có khả năng chiếm lĩnh thị trường, đạt tốc độ tăng trưởng trong thời gian dài; - Có chu kỳ doanh thu ổn định, tăng một cách liên tục đều đặn; - Ở trong giai đoạn của chu kỳ tăng trưởng để có lợi nhuận cao trong một thời gian dài; - Ở vị thế dẫn đầu trong ngành hoạt động và có chiến lược phát triển thích hợp, dự đoán đúng xu hướng phát triển trong tương lai; - Có lợi nhuận trên vốn cao hơn 15%, sử dụng một phần lợi nhuận còn lại sau khi đã chi trả cổ tức để tăng vốn chủ sở của các cổ đông - tái đầu tư phát triển; - Có số lợi ít, hoặc ít nhất là có tỷ số nợ/vốn cố định khoảng<>
6. Căn cứ vào các tiêu chí trên, cần phân tích kỹ những loại cổ phiếu đang lưu hành - tính hoàn thiện chưa đủ. Mỗi loại cổ phiếu: SAM, REE, HAP- mang sắc thái riêng, từng tiêu chí "đậm, nhạt" khác nhau - nổi lên là: công nghệ, sản phẩm, thị trường, tái đầu tư, lợi tức, tỷ số nợ và các tổ chức quản lý...., đặc biệt là chiến lược phát triển trong tương lai.
Cảnh giác với thị trường, vì thị trường vẫn hoạt động chỉ với 4 loại CP giao dịch, đầu tư gắn liên với đầu cơ, giá tiếp tục biến động. Cần tìm ra các giới hạn khác nhau của các loại cổ phiếu đó - xác định mức độ tín nhiệm và sinh lời để có chiến lược đầu tư cụ thể đối với từng loại cổ phiếu, bảo đảm lợi nhuận và thu nhập hợp lý là vấn đề khó khăn và giải quyết đúng đắn của các nhà đầu tư, tránh rủi ro thua thiệt.
7. Trong thực tế kinh doanh CK, việc dự báo biến động giá và xu hướng giá ngắn hạn có nhiều thành công hơn và chính xác hơn dự báo xu hướng dài hạn, vì tính nhạy cảm và phức tạp của thị trường chứng khoán. Do đó, phải dự đoán và xử lý các vấn đề sau:
- Trong dài hạn, đầu tư CP sẽ mang lại lợi tức vượt xa các loại đầu tư khác, yếu tố quyết định nhất và duy nhất đến giá CP là lợi nhuận và chất lượng CP là quan trọng nhất; - Trong ngắn hạn, đầu tư CP có thể ảnh hưởng đến tình hình tài chính của nhà đầu tư; - Lợi nhuận và rủi ro luôn tỷ lệ với nhau, lợi nhuận cao thì rủi ro càng lớn; d/ Mức độ biến động của CP lớn hơn nhiều so với trái phiếu, lãi suất tăng sẽ ảnh hưởng đến giá trái phiếu; - Danh mục đầu tư đa dạng sẽ ít rủi ro hơn danh mục đầu tư tập trung; - Lạm phát là mối đe dọa lớn nhất đối với các khoản đầu tư dài hạn. Đó là những vấn đề kinh tế - tài chính và nguyên tắc kinh doanh phức tạp, có tính tổng hợp - ảnh hưởng do nhiều yếu tố khác nhau kể cả trình độ hiểu biết của các chuyên gia phân tích CK cũng như nhà đầu tư.
8. Phân tích cơ bản CP nhằm cung cấp thông tin để đánh giá triển vọng tăng trưởng và lợi nhuận trên cơ sở dự báo tương lai của TCPH, của ngành hoạt động, của nền kinh tế quốc dân và trong tương lai của cả nền kinh tế thế giới. Nó bao gồm các nội dung:
- Đánh giá môi trường kinh doanh tương lai; - Dự báo thu nhập tương lai của TCPH; - Dự báo mức giá CP. Do đó, phân tích cơ bản là phương pháp tiếp cận dài hạn, còn có nhiều biến số phải tính đến và không biết trước chắc chắn được.
9. Phân tích kỹ thuật CP nhằm nghiên cứu những diễn biến hay hành vi thị trường - thông qua việc nghiên cứu các mô hình giao dịch và các hành vi hiện tại của thị trường, vốn đã phức tạp - để có thể biết được một cách sâu sắc các hành vi có thể xảy ra trong tương lai của thị trường. Những thông tin về một CP, hoặc một ngành, hoặc một thị trường đều có thể được các nhà đầu tư nghiên cứu, xem xét, và do đó, nó phản ánh vào trong giá, cổ tức, lợi nhuận và mô hình giao dịch. Nhà đầu tư có thể đầu tư vào một Tổ chức phát hành khi phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật cùng đưa ra kết luận chung về xu hướng biến động của giá và của TTCK. (TheoTuoiTre) |
Kỳ vọng gì từ khớp lệnh liên tục?
Saturday, 14 July 2007 | |
Từ 7/5/2007, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM sẽ có những thay đổi lớn trong giao dịch với việc chính thức áp dụng phương thức khớp lệnh liên tục. Ông Lê Hải Trà, Phó giám đốc Trung tâm, khẳng định rằng việc chuyển sang khớp lệnh liên tục, đồng thời áp dụng lệnh thị trường, không có gì khác hơn là nhằm cải thiện giao dịch thành công của nhà đầu tư. (Theo www.vneconomy.vn) |
Mua cổ phiếu, chú ý thanh khoản
Saturday, 14 July 2007 | |
Nhiều nhà đầu tư sở hữu lượng cổ phiếu có giá trị hàng trăm triệu đồng, nhưng chúng chỉ là những con số. Muốn bán thì không ai mua. Lý do? Vì họ đang sở hữu những cổ phiếu có tính thanh khoản ké Chọn những ông lớn (Theo Sài Gòn Tiếp Thị) |
Quỹ đầu tư - lựa chọn thích hợp cho công chúng
Saturday, 14 July 2007 | |
Lợi nhuận khổng lồ từ đầu tư chứng khoán đang tạo sức hấp dẫn đặc biệt với người dân. Tuy nhiên, TTCK là một dạng thị trường cao cấp ẩn chứa nhiều rủi ro ngay cả với giới đầu tư chuyên nghiệp. Gửi tiền vào đâu để vừa có lợi nhuận cao, vừa giảm thiểu rủi ro là nhu cầu của đa số nhà đầu tư cá nhân thiếu kinh nghiệm. (Theo www.laodong.com.vn) |
Chức năng và hoạt động của quỹ đầu tư
Saturday, 14 July 2007 | |
Quỹ đầu tư là một doanh nghiệp cổ phần, phát hành chứng chỉ quỹ để chứng nhận phần góp vốn của cổ đông. Nguồn vốn của quỹ hình thành từ các tập đoàn, tổ chức, các công ty, dân chúng... Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ đề cập đến hai dạng quỹ đang hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam là Quỹ VF1 và PRUBF1. (Theo www.laodong.com.vn) |
Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2009
Mua cổ phiếu trên thị trường tự do như thế nào?
Saturday, 14 July 2007 | |
Quyền mua cổ phiếu (CP) cho phép người nắm giữ có quyền (nhưng không phải là nghĩa vụ) được mua một số lượng CP xác định trước với một giá đã xác định trước và thấp hơn giá hiện hành của CP đó trên thị trường. Theo một số nhà tạo lập thị trường tự do, để có được nguồn cung cổ phiếu cho thị trường này, họ phải có một đội ngũ chân rết (gọi là các tay cò cổ phiếu) ở khắp nơi đi tìm mua cổ phiếu của các công ty cổ phần. (Theo RV) source http://chungkhoan24h.com/kinh-nghiem-dau-tu/mua-co-phieu-tren-thi-truong-tu-do-nhu-the-nao.html |
Thủ thuật 'thổi' cổ phiếu
Saturday, 14 July 2007 | |
Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, có doanh nghiệp đã "thổi" được cổ phiếu của mình từ 10.000 đồng lên 30.000 đồng. Cách phù phép của doanh nghiệp này rất bài bản. Đó là một đơn vị thuộc tổng công ty trong ngành xây dựng, đã cổ phần hóa được gần bốn năm. Khi cổ phần hoá, cán bộ, nhân viên công ty buộc phải mua cổ phần vì sợ mất việc. Vận động mãi nhưng công ty cũng không bán hết được số 49% cổ phần mà doanh nghiệp đã lên kế hoạch bán cho cán bộ, công nhân. Phần còn ế lại trị giá đến trên 5 tỷ đồng. Cho đến tận cuối tháng 11/2006, hơn 5 tỷ đồng vẫn nằm im trong sổ sách tài chính của doanh nghiệp. Cách đây vài tháng, nhiều nhân viên vớt vát, bán cổ phần của mình với giá 8.000 đồng/cổ phiếu, trong khi mua của công ty với giá 10.000 đồng. Nhưng đùng một cái, trong vòng chưa đầy 30 ngày, doanh nghiệp này đã "thổi" cổ phiếu của mình lên tới 3 lần mệnh giá. Họ đã làm như thế nào? Cuối tháng 11/2006, những người đứng đầu doanh nghiệp úp úp mở mở sẽ tham gia góp vốn xây dựng thủy điện, rồi công ty sẽ lên sàn. Đây là những thông tin rất có ý nghĩa đối với cổ phiếu của doanh nghiệp này, vì hiện tại giá cổ phiếu của các công ty cổ phần điện ít nhất là gấp 2-3 mệnh giá ban đầu. Còn các đơn vị khác trong cùng tổng công ty, khi lên sàn chứng khoán, giá trị của cổ phiếu tăng 7-8 lần so với mệnh giá. Để các nhà đầu tư tin tưởng hơn, người ta bày ra cách phân chia quyền lợi được mua số cổ phần còn ế. Nếu để một cục, hơn 5 tỷ đồng là lớn nhưng nó sẽ chẳng thấm tháp gì khi chia đều cho hàng trăm lao động đang làm việc tại công ty. Thông tin chỉ có lãnh đạo công ty mới được ưu tiên mua nốt số cổ phần còn lại được cán bộ, nhân viên công ty tung ra ngoài. (Theo Thanh Nien) |
Qui tắc, kĩ năng trí não và tâm lý trong giao dịch
Qui tắc, kĩ năng trí não và tâm lý trong giao dịch
Saturday, 14 July 2007 | |
Có phải bạn đang tìm kiếm những câu trả lời làm sao để trở thành một chuyên gia về giao dịch? Hoặc bạn vẫn đang cố gắng để là một nhà giao dịch có lợi nhuận? Việc mua bán không dễ như nhiều người đã nghĩ, ngoài những người đã cố gắng thật sự thì có hơn 90% là bị lỗ. Kinh nghiệm giao dịch của tôi trải qua suốt 2 thập kỷ, và cũng vừa là một nhà cố vấn giao dịch, tôi đã có những cuộc nói chuyện với nhiều nhà giao dịch, nhiều người trong số họ đã nỗ lực rất lớn để kiếm bất kì những khoản lợi nhuận nào sau nhiều năm giao dịch và họ tiếp tục tích góp thêm vào các tài khoản giao dịch của mình. Hầu hết các nhà giao dịch không nhận ra rằng các giao dịch thành công đến từ sự tin tưởng và sự tự tin từ vào chính bản thân mình. Thật đơn giản. Một lối suy nghĩ của một kẻ đắc thắng! Giao dịch để thành công, chứ không giao dịch để thua lỗ. Thật sự thì giao dịch như tất cả các bạn biết, đó là một trò chơi có tổng số điểm là 0. Bạn cũng có thể là người chiến thắng hoặc là một kẻ thua cuộc. Taị sao một nhà giao dịch lại để thua lỗ chồng chất? Tại sao một nhà giao dịch khác lại chộp lấy ngay một khoảng lợi nhuận và không để tụt mất? Khi bạn mắc phải sai lầm, tại sao lại không thừa nhận? Tất cả những câu trả lời nằm ngay bên trong những câu hỏi này. Đó là tâm lý trong giao dịch chứ không phải là kiến thức chuyên môn. Vì bất kì ai lên một kế hoạch giao dịch, việc đầu tiên bạn phải làm là phải hiểu rõ chính bản thân bạn. Điều này có vẻ ngớ ngẩn, nhưng 95% các kế hoạch giao dịch mà tôi gặp qua đã không quan tâm đến khía cạnh quan trọng này. Khi đó câu hỏi đặt ra là, ”Tại sao một vài người lại giao dịch có lời còn hầu hết thì không?” Trước tiên, hãy suy nghĩ về điều này. Mỗi nhà giao dịch có phương tiện để tiếp cận những công cụ như nhau, tra cứu như nhau, những biểu đồ như nhau, những chú giải như nhau, những cách thức giao dịch đã được chứng minh như nhau, v.v… Vậy, tại sao với mọi người có phương tiện dẫn đến cùng một thứ, chỉ một vài người là có thể tạo ra lợi nhuận một cách chắc chắn mọi lúc? Rõ ràng đặc điểm chung là con người. Vâng, chính là bạn đấy! Vì vậy, nếu ai đó yêu cầu tôi hãy liệt kê một danh sách gồm 3 đặc điểm về tâm lý/cảm xúc nổi bật để chỉ ra phần lớn những nhà giao dịch ngoại hối thành công, tôi sẽ liệt kê rằng: Quy tắc và đam mê Tự tin và can đảm Kiên nhẫn và bền bỉ Một người có thể có một phương pháp luận về giao dịch tốt và có hệ thống, nhưng tâm lý không vững thì cũng giống như là đã thất bại. Ngược lại một người chỉ có một phương pháp giao dịch tầm thường, nhưng có những quy tắc vững chắc với những kỹ năng tâm lý mang tính trí tuệ là người sẵn sàng để chiến thắng. Một nhà giao dịch mà tôi đã gặp gỡ gần đây không biết gì về Macd, hoặc stochastics hoặc RSI hoặc Elliott Wave. Ông ta có một phương pháp rất giao dịch rất đơn giản là xem xét các mô hình cơ bản và xu hướng - đó là tất cả những gì ông ta làm, và ông ta đã tạo ra một cách chắc chắn hơn 700 pip lợi nhuận trong giao dịch ngoại hối. Ông ta có một phương pháp đơn giản, một bộ những quy tắc, đưa ra những mục đích có thể đạt được và mang tính thực tế - và tất cả những điều ông ta làm là làm theo những quy tắc đơn giản này! – Không có theo quy tắc cứng nhắc nào. Gần đây một nhà giao dịch nói với tôi rằng “Tôi thường đọc những quyển sách rất hay của Elder, Mark Douglas, Toni Turner, quá trình diễn biến về tỷ giá trong ngày của Nison, Edwin Lefevre v.v… Tuy nhiên, sau khi đọc những quyển sách này tôi vẫn cố tìm kiếm điều “bí mật” để giao dịch thành công và cũng không chắc về phương pháp của mình. Tôi đã nhận ra rằng điều “bí mật” để giao dịch thành công là không có điều bí mật! Và tôi cũng khai thác một phương pháp từ những kế hoạch có hiệu quả phù hợp với tâm lý và phong cách của tôi, và quan trong hơn là tôi đã đề ra một kế hoạch giao dịch” QUY TẮC VÀ ĐAM MÊ Những quy tắc – Đa phần những nhà giao dịch không tuân thủ những quy tắc của mình, thêm vào đó họ cũng thường không thất bại. Những nhà giao dịch thất bại này dễ dàng căm ghét khi nghe nhắc đến chữ “quy tắc”! Giống như Jack Schwager đã nêu ra trong quyển sách của ông ta, quyển ‘The new market Wizards' , “Quy tắc” có lẽ là một từ thông dụng nhất được dùng bởi nhiều nhà giao dịch cá biệt mà tôi đã gặp. Thông thường nó được đề cập với giọng điệu gần như mang sự hối tiếc: “Tôi biết là bạn đã nghe điều này hàng triệu lần trước đây, nhưng hãy tin tôi, nó thật sự rất quan trọng.” Những quy tắc cho phép bạn lập kế hoạch hiệu quả hơn cho công việc cuả bạn (những giao dịch) và làm việc (giao dịch) theo kế hoạch của mình. Quy tắc – “thói quen và sự tuân thủ” – vâng từ khoá chính là thói quen, tức là có một kế hoạch giao dịch và một thói quen làm theo nó. Quy tắc vàng nên là: Không có thời cơ – Không có buôn bán. Đam mê – 1/3 cuộc đời của chúng ta là dành cho công việc, do vậy bạn đáng được hưởng thụ cái mà bạn làm, bạn làm điều đó bởi vì bạn yêu thích! - Vâng phần thưởng bằng hiện kim là kết quả phụ của sự thành công cho những việc mà bạn muốn làm. Làm sao bạn có thể thành công một cách tự nhiên trong một việc gì đó, mà nó phù hợp với những kỹ năng giao dịch của bạn, tìm kiếm những lời khuyên từ các nhà cố vấn dày kinh nghiệm, chịu đựng những thăng trầm trong giao dịch và bạn cũng không biết tại sao bản thân lại đang làm việc này? Như Michael Jordan đã từng nói, “Nếu như bạn có sự yêu thích một cuộc chơi, thì với tài năng của mình, cuối cùng bạn cũng sẽ theo kịp cuộc chơi“. Như thế thì, nếu bạn không yêu thích giao dịch vậy bạn sẽ thành công chứ? Tóm lại, kỹ năng mang tính trí tuệ này bao gồm cả hai là (quy tắc và đam mê): bạn phải có quy tắc của mình và không bị chi phối bởi những biến động nhạy cảm còn lại của thị trường. TỰ TIN VÀ CAN ĐẢM Điều đầu tiên trong những nét đặc trưng cơ bản của những nhà giao dịch thành công là tin tưởng vào chính bản thân mình. Họ có sự tự tin và lòng can đảm để gắn bó với kế hoạch của mình, không đi lệch hướng khỏi những quy luật cuả bản thân, và sẵn sàng đi ngược lại với đa số nếu cần thiết, và nhìn thấy được kết quả cuối cùng (một hình ảnh rõ ràng) trong đầu họ. Thông thường, mỗi nhà giao dịch có được gì? Trong quyển sách “Bộ bài poke, tình dục, sự hấp hối” nói rằng: “Bài poke là một loại trò chơi dễ gây kích động bao gồm tiền bạc, nhận thức và những cảm xúc. Nó không đủ để biết, để có những thông tin và nhìn nhận thấu đáo về đối thủ của bạn (thị trường), bạn cần phải hiểu về chính bản thân bạn”. Vì thế, trong kế hoạch giao dịch của mình, bạn phải có một phần dành riêng cho bản thân - để biết về chính mình. Trong những ngày đầu khởi nghiệp giao dịch của mình, tôi đã phải đối mặt với một tình huống là tôi “biết” rất rõ ràng nơi nào giá cả đang lên, đã có một kế hoạch giao dịch, nhưng tôi lại thất bại khi theo đuổi nó. Tất nhiên, tính tham lam, sự sợ hãi, và những cảm xúc khác nữa đã chiếm ngự trên mỗi định hướng của chúng ta. Khi mà bạn để điều đó xảy ra với bạn… tất cả kiến thức của bạn, kế hoạch và những thông tin nhanh chóng trở thành vô dụng. Nói cách khác, bất chấp bạn giỏi giang như thế nào trong việc phân tích thị trường, nếu bạn không có sự tự tin, mọi việc bạn đang làm sẽ tạo ra những nếm trải lặp đi lặp lại làm cho bạn phải đối phó với những cái tương tự như nỗi thất vọng và sự giận dữ. Làm thế nào để có được sự tự tin? Bạn hãy thu nhặt kiến thức, rèn luyện về nhân cách, và lớn lên như mọi người. Bạn nghiên cứu càng nhiều về thị trường, càng tiếp cận việc giao dịch trên thị trường, và quan trọng hơn là tiếp cận với chính bạn nhiều bao nhiêu, bạn sẽ càng trở thành một thương nhân có năng lực bấy nhiêu. Càng có năng lực bao nhiêu, bạn sẽ càng ít sợ sệt bấy nhiêu. Tự tin nghĩa là rất ít sợ sệt. Khi bạn tự tin, bạn có thể chiến thắng. KIÊN NHẪN VÀ BỀN BỈ Trong thời đại của sự tìm kiếm lợi nhuận chớp nhoáng như hiện nay, người ta muốn mạo hiểm nhưng không rủi ro, rượu không cồn, nhiều tiền mà không cần nỗ lực, uống bia không có cảm giác cồn cào, và tất nhiên, một thương vụ sinh nhiều lợi nhuận mà không cần phải làm thêm ở nhà. Thị trường biết nhiều thứ hơn cả bạn và tôi, bạn cần phải kiên nhẫn và chờ đợi một thời cơ thích hợp – quy tắc vàng là: Không có thời cơ – Không có buôn bán. Một trader thành đạt nhận thức rõ sự kiên nhẫn là rất đáng giá.! Mọi trader thành công đều có một khả năng đặc biệt để “trông đợi và chờ đợi” và chờ cho đến khi nào việc giao dịch là hợp thời để tiến vào thị trường. Một thương nhân giao dịch ngọai hối khôn ngoan đặc biệt sẽ biến sự kiên trì thành ưu điểm của anh ta/cô ta bằng cách: Lắng nghe thị trường. Thị trường luôn luôn cung cấp những thông tin kinh tế đáng giá, và bạn phải nhận thức được nơi nào bạn nhận ra sự đòi hỏi gì của thị trường từ những động thái của nó hoặc tín hiệu của hệ thống giao dịch. Sự đánh giá của bạn sẽ trở nên nghèo nàn từ ngay lúc bạn quyết định sẽ biết nhiều hơn về thị trường hơn là những gì thị trường sẽ mách bảo với bạn, và bạn đánh mất lòng kiên trì thay vào đó là nỗi sợ sệt và niềm hy vọng. Ngồi một chỗ trong khi chờ đợi một xu thế phát triển. Người ta thường nói rằng nhìn vào màn hình máy tính của một ai đó trong suốt những ngày buôn bán như thể ngồi trước một cái máy bán hàng tự động và cố gắng chịu đựng những trò mạo hiểm. Những nhà giao dịch thành công ở thị trường ngoại hối đã học được rằng họ không thể khoác lác về đa số xu hướng giá cả của những cặp tiền tệ riêng lẽ mà họ đang trao đổi. Bạn thì vẫn không muốn trở nên thiếu kiên nhẫn bởi vì bạn đang buôn bán chống lại xu hướng đó. Trong khi kiên nhẫn không những quan trọng trong việc chờ đợi một cuộc làm ăn đúng đắn, nó còn quan trọng trong khi bạn đang thực hiện một cuộc làm ăn nào đó. Bạn phải biết làm thế nào để chờ đợi một cách kiên nhẫn cho thời gian tối ưu nhất để giao dịch. Một người đang lời bán quá sớm sẽ không cho bạn sự cân bằng tính toán để gia tăng thật nhanh ở một tỉ lệ lý tưởng. Vì thế, đây là nơi mà nhân tố bền bỉ cần có mặt. Bạn có thể “kiên trì” cho đến thị trường lên lại , nhưng bạn không thể bền bỉ tới mức có thể kiềm chế sự chịu đựng và không theo những quy tắc đóng lệnh khoa học, và lợi nhuận của bạn sẽ không cân bằng với sự tổn thất vượt thời gian. “Kiên nhẫn với những cuộc làm ăn mà bạn có thể chiến thắng; thiếu kiên nhẫn đi với những cuộc làm ăn thất bại. Hãy nhớ rằng, có thể thực hiện được số lượng lớn các cuộc làm ăn/sự đầu tư nếu bạn “đúng” chỉ với 30% thời gian miễn là sự tổn thất nhỏ và lợi nhuận là lớn” – Dennis Gartman Thành công trong giao dịch phụ thuộc vào kiến thức nghiên cứu về phân tích khủng hoảng công nghệ, công cụ thương mại, thói quen quản lý tiền bạc lành mạnh, và làm thế nào để chế ngự cảm xúc. Kiến thức đến từ nhiều giai đoạn: tự học, học nhóm, học ở lớp và sự luyện tập điều độ. Nó sẽ đưa bạn đến gần mức chuyên nghiệp. Sau đó, sẽ thêm một chiều hướng nữa là huấn luyện cá nhân cho đến khi vươn tới vị trí cao nhất và giữ vững vị trí đó trong suốt sự nghiệp chuyên nghiệp. Bạn có thật sự cần một người cố vấn hay một người huấn luyện? Người chơi golf giỏi nhất thế giới thì nghĩ vậy! Tiger Woods chi trả cho sự huấn luyện hơn một triệu đôla mỗi năm! Trong khi đó, anh ta kiếm được 50 triệu đôla mỗi năm. Thực tế, tất cả các vận động viên chuyên nghiệp đều có chế độ huấn luyện riêng để giúp họ trở nên giỏi hơn. Nguyên nhân bạn chọn để chi trả tiền cho huấn luyện là để rút ngắn thời gian mà bất kì người thương nhân nào cũng phải trải qua, trong khi gia tăng khả năng thành công của bạn; nó là cái giá của việc làm giao dịch. Nên nhớ nếu bạn đang hoặc muốn trở thành một người giao dịch chuyên nghiệp, điều đó nghĩa là bạn đang giao dịch. Ngày nay người giao dịch đang may mắn vì họ có nhiều điều kiện thuận lợi và tiếp cận nhiều tài liệu. Khi mà tôi bắt đầu giao dịch cách đây 2 thập kỉ, có rất ít nguồn tài liệu cho một người giao dịch nhỏ lẻ, một số được nghe nói về khoá huấn luyện thương mại và người huấn luyện, không có Internet và vì thế, không có những sự chia sẻ cộng đồng như T2W – giao dịch thật đơn độc. Sau 10 năm giao dịch, nhìn chung, tôi là kẻ thua cuộc. Giai đoạn đó bao gồm việc đa số thị trường chứng khoán sụp đổ, như là sự kiện năm 1987 và chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Giao dịch rất khó khăn. Việc làm ăn của tôi đã bước sang một giai đoạn mới khi tôi đến hội chợ Forex tại Mỹ và được giới thiệu một khóa học về giao dịch. Tôi đã tìm kiếm các tiện ích của khóa học; tiêu điểm chính của khóa học của tôi là về tâm lý học, một lĩnh vực mà tôi đã từng từ chối những năm về trước. Cuộc đời doanh nhân của tôi thay đổi vĩnh viễn và tôi đã không hề nhìn lại, giao dịch trở nên dễ dàng và tôi có thể thực hiện những cuộc làm ăn với sự đơn giản hơn nhiều. Như tôi đã thường nói, từ chối xu thế khi mà nó đầy nguy hiểm; ngày nay tôi nói thêm rằng nếu bạn chối bỏ tâm lý trong giao dịch, bạn có thể sẽ không thành công. “Người thất bại là người chưa từng tìm hiểu những sai lầm của bản thân anh ta, nếu bạn có thể học hỏi từ những kinh nghiệm, bạn sẽ bước trên con đường dẫn đến thành công – Jay Lakhani. JayLakhani source http://chungkhoan24h.com/kinh-nghiem-dau-tu/qui-tac-ki-nang-tri-nao-va-tam-ly-trong-giao-dich.html |
phân tích chiến lược của doanh nghiệp
phân tích chiến lược của doanh nghiệp
Wednesday, 04 July 2007 | |
Phân tích chiến lược của doanh nghiệp là việc nghiên cứu thuần tuý về doanh nghiệp. Ngoài bảng tổng kết tài sản và bảng cân đối tài khoản, nó còn dựa trên một số yếu tố khác. Việc phân tích chiến lược có thể bao gồm: Lịch sử của doanh nghiệp (Theo TTGDCK) source http://chungkhoan24h.com/kinh-nghiem-dau-tu/phan-tich-chien-luoc-cua-doanh-nghiep.html |