Thứ Tư, 22 tháng 12, 2010

Vinashin "đẩy" phí bảo lãnh nợ của Việt Nam tăng vọt


Vinashin "đẩy" phí bảo lãnh nợ của Việt Nam tăng vọt

Chi phí để đảm bảo cho các khoản nợ của Việt Nam không bị mất khả năng chi trả đạt mức cao nhất trong 17 tháng qua khi các nhà cho vay quốc tế chờ Vinashin thực hiện trả nợ 60 triệu USD đáo hạn vào hôm 20/12.

Theo ngân hàng hoàng gia Scotland Groups Plc, giao dịch hoán đổi các khoản tín dụng không có khả năng chi trả đối với các khoản nợ của chính phủ Việt Nam được định giá ở mức 295 điểm cơ bản vào lúc 13h18 hôm 20/12 tại Singapore. Đây là mức cao nhất kể từ 17/7/2009, giá từ nhà cung cấp dữ liệu CMA.

Moody đã hạ bậc tín dụng của Việt Nam từ Ba3 xuống B1 vào hôm 15/12 với việc viện dẫn sự rủi ro của một cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán và nhấn mạnh vào "thảm cảnh nợ nần" tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Vinashin.

Trả lời Diễn đàn Kinh tế Việt Nam điện tử tuần trước, chủ tịch Nguyễn Ngọc Sự cho biết Vinashin không có khả năng thực hiện việc trả nợ vì không có nguồn tài chính. Theo chính phủ cho biết vào tháng Sáu, công ty mắc nợ khoảng 86 nghìn tỉ VND (4,4 tỉ USD).

Nếu không thanh toán khoản nợ, Vinashin sẽ "khiến cho bất kỳ một tổ chức Việt Nam nào, dù là công ty nhà nước hay không, mất nhiều hơn để có được các khoản vay từ nước ngoài," Jonathan Pincus, nhà kinh tế học từ trường Harvard Kennedy School tại thành phố Hồ Chí Minh trả lời trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại "Mọi người trong chính phủ dường như không nghĩ đến tác động dài hạn của việc này đến sự tín nhiệm tài chính của Việt Nam."

Giao dịch hoán đổi các khoản tín dụng mất khả năng chi trả trả cho người mua giá gốc nếu người vay không thực hiện được nghĩa vụ của mình, trừ giá trị của khoản nợ không được trả đúng kỳ hạn.

Một điểm cơ bản tương đương với 1.000 USD hàng năm trên một giao dịch hoán đổi đảm bảo khoản nợ 10 triệu USD. Các hợp đồng giao dịch hoán đổi tín dụng ở mức 287 điểm khi đóng cửa vào ngày 17/12, mức tăng cao nhất trong tuần kể từ 27/8/2010 theo giá CMA.

Quỹ tiền tệ quốc tế trong tháng này cho rằng Việt Nam cần "một gói tích hợp" các biện pháp gồm lãi suất cao hơn để thiết lập lại uy tín của chính sách tiền tệ và làm chậm lạm phát.

Theo Ngân hàng phát triển Châu Á việc Vinashin gần sụp đổ chỉ ra một "thất bại mang tính hệ thống" trong việc giám sát các công ty nhà nước của các nhà lập pháp.

Vinashin đã thuê Credit Suisse Group Ag giúp hoạch định khoản vay 7 năm trị giá 600 triệu USD vào tháng 12/2008. Một ủy ban thường trực các nhà cho vay, gồm các đại diện từ ngân hàng Thụy Sĩ, Standard Chartered Plc và quỹ dự phòng Elliott Advisors Ltd., đã được thành lập để thương thảo với công ty.

KPMG LLP được chỉ định cố vấn và hỗ trợ Vinashin trong khi nhóm các nhà cho vay thuê công ty luật Allen & Overy LLP làm cố vấn pháp lý.

Edward Middleton, đối tác KPMG tại Hong Kong phụ trách việc tái cơ cấu lại dịch vụ, từ chối bình luận trong một thư điện tử. David Kidd, một đối tác tại Allen & Overy cũng từ chối bình luận.

Đại diện của Vinashin cũng không nghe điện thoại. Người phát ngôn của Credit Suise Adam Harper và một công ty quan hệ công chúng đại diện cho Elliott Advisors cũng từ chối bình luận.

source

http://vef.vn/2010-12-23-vinashin-day-phi-bao-lanh-no-cua-viet-nam-tang-vot

Thứ Hai, 20 tháng 12, 2010

Kinh tế châu Á 2010: Phục hồi khá nhưng vẫn lo lạm phát


Châu Á Cập nhật Thứ Hai, 20 tháng 12 2010

Kinh tế châu Á 2010: Phục hồi khá nhưng vẫn lo lạm phát

Châu Á phục hồi nhanh chóng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng vẫn còn những quan tâm về lạm phát và sự bấp bênh của thị trường.

Một người thu gom rác cưỡi xe đạp ba bánh ngang qua các tòa nhà cao tầng ở Thượng Hải, Trung Quốc
Hình: AP

Một người thu gom rác cưỡi xe đạp ba bánh ngang qua các tòa nhà cao tầng ở Thượng Hải, Trung Quốc


Nhìn chung, sau kinh nghiệm 1997, châu Á dường như có nhiều kinh nghiệm để khắc phục khủng hoảng kinh tế.

Vì lãi suất ở Hoa Kỳ và châu Âu thấp, nhiều nhà đầu tư chuyển tiền của họ sang châu Á để có lời nhiều hơn.

Kinh tế gia Nalin Chutchotitham tại ngân hàng Kasikornbank ở Bangkok nhận xét:

“Hiện tượng này tốt vì chi phí vốn tại châu Á đã trở nên rẻ hơn nhờ có các dòng vốn này chảy vào.”

Như vậy, các công ty yên tâm phát triển, tạo thêm công ăn việc làm. Các loại tiền châu Á cũng mạnh hơn, khiến nguyên liệu thô nhập vào rẻ hơn. Nhưng tiền mạnh cũng làm hàng xuất khẩu của châu Á đắt hơn.

Vốn đổ vào nhiều cũng làm tăng mối nguy lạm phát. Một phụ nữ bán hàng trên đường phố Indonesia cho biết:

"Ớt bột trước đây 18.000 rupiah, bây giờ 24.000. Dầu ăn tăng, bột mì cũng tăng, tất cả những món chính đều tăng.”

Năm 1997, khi các nhà đầu tư ào ào rút tiền khỏi các thị trường châu Á, nhất là tại Thái Lan, Indonesia và Nam Triều Tiên; tiền các nước này bị mất giá, gây thiệt hại nặng cho nền kinh tế.

Siwage Dharma Negara, chuyên viên kinh tế tại viện Khoa học Indonesia nói rằng bây giờ, các nước châu Á không muốn chuyện này tái diễn, nhưng có điều hơi lo ngại vì tiền đổ vào Indonesia hiện nay chỉ có tính cách đầu cơ:

“Nếu ta nhìn các dữ liệu tài chính, chủ yếu dòng tiền đổ vào đều nhắm đến thị trường chứng khoán, trái phiếu chính phủ, chứng chỉ của ngân hàng trung ương. Những thứ này không liên hệ đến nền kinh tế thực sự.”

Frederico Gil Sander, kinh tế gia của Ngân hàng Thế giới tại Thái Lan cho rằng nhờ có những cải cách ngân hàng sau vụ khủng hoảng 1997, khả năng đối phó với tình trạng bấp bênh kinh tế của đa số các nước châu Á bây giờ khá hơn:

“Về mặt tài chính, các nền kinh tế châu Á học được rất nhiều bài học từ cuộc khủng hoảng 1997.”

Tốc độ tăng trưởng kinh tế tại châu Á dự báo sẽ chậm vừa phải trong năm 2011, nhưng theo các nhà phân tích, khu vực này vẫn còn hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

source

VOA Vietnamese

Thứ Sáu, 17 tháng 12, 2010

Nghiên cứu: Người Trung Quốc cảm thấy bất an về kinh tế


VOA Tiếng Việt Cập nhật Thứ Năm, 16 tháng 12 2010

Nghiên cứu: Người Trung Quốc cảm thấy bất an về kinh tế

Giá lương thực tăng cao tại Trung Quốc
Hình: AP

Giá lương thực tăng cao tại Trung Quốc


Một nghiên cứu mới cho thấy người Trung Quốc ngày càng cảm thấy bất an với cuộc sống của họ và không chắc về khả năng của chính phủ khi giải quyết các vấn đề liên quan tới kinh tế cũng như nước ngoài.

Cuộc điều tra thường niên của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho thấy mức độ hài lòng của dân chúng đối với các vấn đề việc làm, an sinh xã hội và dịch vụ giải trí ở mức thấp nhất kể từ năm 2006, đặc biệt tại các thị trấn nhỏ và các khu vực nông thôn.

Các nhà nghiên cứu nói rằng tỷ hệ hài lòng của dân chúng ở mức thấp xuất phát từ ảnh hưởng ngày càng tăng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Nghiên cứu có tên gọi Sách Xanh về Xã hội Trung Quốc đã xếp vấn đề lạm phát là một trong các quan ngại lớn nhất của người dân.

Chỉ số giá cả ở nước này tăng 5,1% hồi tháng 11 so với một năm trước đây.

Thứ Hai, 13 tháng 12, 2010

Việt Nam có thể lùi tiến độ tăng vốn điều lệ của các ngân hàng


VOA Tiếng Việt Cập nhật Thứ Hai, 13 tháng 12 2010

Việt Nam có thể lùi tiến độ tăng vốn điều lệ của các ngân hàng

Hình: REUTERS

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đề nghị chính phủ lùi thời hạn chót để các ngân hàng tăng vốn điều lệ lên 3 ngàn tỷ đồng, khoảng 154 triệu đôla.

Theo một nghị định của chính phủ thì các ngân hàng phải tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng vào trước hạn chót là ngày 31/12 năm nay, tuy nhiên hãng tin Reuters trích nguồn tin của VnExpress cho hay theo một giới chức Ngân hàng Nhà nước thì Ngân hàng này đang đề xuất với Chính phủ lùi tiến độ tăng vốn điều lệ đối với các ngân hàng thương mại lên mức tối thiểu 3.000 tỷ đồng do những khó khăn khách quan trong quá trình thực hiện tăng vốn tại tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên giới chức này không cho biết Ngân hàng Nhà nước đề nghị lùi thời hạn này đến khi nào.

Ngân hàng trung ương muốn các ngân hàng thương mại nâng vốn điều lệ trong khuôn khổ một chiến lược nhằm tăng cường hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Tuy nhiên, quá trình tăng vốn của các tổ chức tín dụng thời gian qua đã gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khả năng huy động vốn của các ngân hàng nhỏ.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 10, vẫn còn một nửa trong số 22 ngân hàng có vốn điều lệ dưới 3.000 tỷ chưa được chấp thuận kế hoạch tăng vốn.

Trong khi đối với số ngân hàng đã được chấp thuận, việc thực hiện vẫn còn là một quá trình hết sức khó khăn.

Hồi cuối tháng 11, Phòng Thương mại châu Âu (EuroCham) cũng đã khuyến nghị Việt Nam chưa nên thực hiện lộ trình tăng vốn ngân hàng.

Theo cảnh báo của EuroCham, mức độ tăng như vậy là quá lớn và không phù hợp với khung thời gian đưa ra.

Thị trường tài chính Việt Nam cũng không đủ lớn để triển khai một cách thận trọng và làm đòn bẩy cho dòng chảy vốn từ cả ngân hàng trong nước và nước ngoài.

Nguồn: Reuters, VNExpress.net

source

VOA Vietnamese

Thứ Năm, 2 tháng 12, 2010

Thị Trường chứng khoán Wall Street tưng bừng khởi sắc ngày đầu tháng 12


Thị Trường chứng khoán Wall Street tưng bừng khởi sắc ngày đầu tháng 12
Trần Vũ theo AP và NPR, Dec 01, 2010
Photo courtesy: Reuters
Photo courtesy: Reuters

Cali Today News - Thứ tư 1/12 chỉ số Dow Jones tăng mạnh mẽ, cho thấy đã có phản ứng thuận lợi từ tin tức về số việc làm tăng trưởng và công nghiệp thế giới khá vững vàng.

Dow Jones đã tăng hơn 238 điểm trong phiên giao dịch trưa ngày 1/12, đạt 11,244.84 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 25.63 điểm đạt 1,206.18 điểm và Nasdaq tăng 57.58 điểm, đạt 2,555.81 điểm.

ADP Employer Services cho hay ngành doanh nghiệp nhỏ đã thêm số việc làm mới nhiều nhất vào thị trường nhân lực từ 3 năm qua.

Paul Zemsky, Giám Đốc ING Investment Management, nhận xét: “Kinh tế Hoa Kỳ luôn vẫn là vấn đề về jobs và bất cứ cái gì khiến người ta tin là thị trường nhân lực đã cải thiện đều là tin tốt lành”

Giá trị tín phiếu giảm mạnh, khiến độ sẵn sàng của nó gia tăng thêm, giá trị sẵn sàng của loại tín phiếu 10 năm của Bộ Ngân Khố gia tăng từ 2.80% lên 2.92%, có nghĩa là các loại loans cho vay, kể cả tín dụng địa ốc, sẽ thông thoáng hơn.

Thị trường chứng khoán ở Châu Á cũng gia tăng sau khi có tin kinh tế TQ vẫn phát triển. Chỉ số hoạt động công nghiệp của TQ tăng từ 54.7 điểm trong tháng 10 đã lên 55.2 điểm trong tháng 11.

Trần Vũ theo AP và NPR

source

Calitoday