Thứ Hai, 30 tháng 8, 2010

Chứng khoán thoát cảnh "chợ chiều"


Thứ Hai, 30/08/2010, 14:43 (GMT+7)

Chứng khoán thoát cảnh "chợ chiều"

TTO - Hơn 90% mã chứng khoán tăng kịch trần trong phiên giao dịch ngày 30-8. Chốt phiên, chỉ số VN-Index tăng mạnh 15,41 điểm (tương đương tăng 3,59%) lên mức 444,55 điểm. Như vậy, trong phiên hôm nay các mốc quan trọng 430 và 440 điểm đã lần lượt được thiết lập.

Cổ phiếu tăng mạnh nhưng nhà đầu tư chưa yên tâm giải ngân mạnh - Ảnh minh họa

Toàn thị trường có đến 242 mã tăng giá, trong khi đó chỉ có chín mã giảm giá và bảy mã đứng giá. Đây là phiên đảo chiều của cổ phiếu ngành dược khi có đến ba mã của ngành này mất giá, đi ngược xu thế thị trường. Đó là mã TRA giảm 2,14% xuống mức giá 41.100 đồng/cp, SPM giảm 0,74% xuống 67.500 đồng/cp và DVD giảm 0,71% xuống 139.000 đồng/cp.

Tuy cổ phiếu đồng loạt tăng giá nhưng giá trị giao dịch trong phiên đầu tuần vẫn chưa được cải thiện nhiều so với phiên cuối tuần trước. Tổng khối lượng giao dịch chỉ đạt 34,6 triệu đơn vị chuyển nhượng; tương đương tổng giá trị giao dịch 849,4 tỉ đồng.

Theo một chuyên gia chứng khoán tại TP.HCM, giá trị giao dịch thấp là một cản trở lớn cho sự quay lại thị trường của các nhà đầu tư đang nắm giữ tiền mặt. Khi giá trị giao dịch chưa được cải thiện thì chưa có sự chắc chắn cho chu kỳ hồi phục của thị trường chứng khoán.

Tương tự, sàn Hà Nội phiên này cũng chỉ có 15 cổ phiếu giảm giá trong số 328 mã cổ phiếu đang giao dịch. Chốt phiên, chỉ số HNX-Index tăng mạnh 6,60 điểm (tương đương tăng 5,58%) lên mức 124,88 điểm.

Tuy nhiên, thanh khoản thị trường Hà Nội lại giảm mạnh so với phiên cuối tuần trước. Tổng khối lượng giao dịch chỉ đạt hơn 20,2 triệu cổ phiếu chuyển nhượng; tương đương tổng giá trị giao dịch 471,1 tỉ đồng.

Mặc dù đã có phiên tăng điểm thứ 3 liên tiếp nhưng các chuyên gia phân tích cho rằng thị trường vẫn chưa thực sự ổn định do thanh khoản vẫn còn thấp, tâm lý nhà đầu tư vẫn còn thận trọng do lo ngại về một đợt bẫy giá lên tiếp theo.

Thị trường vẫn cần thêm những phiên tăng với thanh khoản mạnh và kèm theo sự hỗ trợ của thông tin vĩ mô, để có thể cải thiện tâm lý nhà đầu tư và khẳng định được xu hướng tăng.

Ngoài ra, rủi ro T+ trong đầu tư ngắn hạn vẫn tiềm ẩn trong thời điểm này, trong khi đó nhiều chuyên gia cho rằng đây là thời điểm thích hợp để đầu tư dài hạn vì giá cổ phiếu hiện đã giảm khá mạnh.

Nhà đầu tư giá trị có thể tiếp tục cơ cấu lại danh mục đầu tư một cách hợp lý hơn trong những phiên giảm điểm. Tuy nhiên vẫn cần chú trọng việc giữ cơ cấu tiền mặt cao trong tài khoản.

H.NHỰT

source

http://tuoitre.vn/Kinh-te/Tai-chinh-Chung-khoan/398042/Chung-khoan-thoat-canh-cho-chieu.html

Thứ Năm, 26 tháng 8, 2010

Việt kiều gởi tiền cho cả ‘tông chi họ hàng’


Việt kiều gởi tiền cho cả ‘tông chi họ hàng’
Monday, August 23, 2010



SÀI GÒN (NV)
-
Hàng tỉ đô la được Việt kiều hải ngoại gửi về nước mỗi năm, giúp xây dựng thêm nhiều nhà cửa, mở rộng kinh doanh và trợ giúp cho gia đình, theo USA Today.

Tiền gửi về nước là đường dây sinh tử giữa những người bỏ nước ra đi với người ở lại, và ngày càng phổ thông hơn để Việt kiều đầu tư nơi quê nhà.

Theo Daniel Ayala, trưởng dịch vụ chuyển tiền toàn cầu của Wells Fargo, ‘điều duy nhất chỉ có ở Việt Nam là người ta gửi về cho cả ‘tông chi họ hàng’ chứ không phải chỉ cho những người ruột thịt. Ngoài ra còn dùng tiền để giúp phát triển kinh doanh nữa.’

Hình chụp tại một ngân hàng trao đổi ngoại tệ tại Hà Nội. Theo USA Today, tiền Việt kiều gởi về Việt Nam sẽ tăng đến 7.1% trong năm 2011.

(Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)

Mark Sidel, một giáo sư ngành luật ở University of Iowa, người chuyên nghiên cứu về sự luân lưu tiền tệ theo lối này nhận xét rằng, trong những năm gần đây, càng có thêm nhiều Việt kiều gửi tiền về nước vì tính cách từ thiện, gồm cả việc liên hệ đến y tế và giáo dục.

Tiền Việt kiều gửi về nước phần lớn không những từ Hoa Kỳ, mà còn từ Úc, Pháp và Canada.

Theo dữ kiện của Ngân Hàng Thế Giới và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, trong thời gian từ 2001 đến 2008, số tiền gửi về tăng gấp ba, lên đến $7.2 tỉ, tương đương với 8% tổng sản lượng quốc gia. Tuy nhiên năm ngoái tiền gửi về chỉ khoảng $6.8 tỉ do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Cũng theo USA Today, tính chung, tiền gửi về các nước đang phát triển, gồm cả Việt Nam dự trù sẽ tăng 6.2% trong năm nay, và lên đến 7.1% trong năm 2011. Các nước có mức thu nhập từ thấp đến trung bình, trong năm 2008, số tiền gửi về nước là $335 tỉ, số tiền này không những cải thiện được mức sinh hoạt mà còn trợ giúp cho việc nhập cảng của quốc gia, bù lấp được những thâm thủng ngân sách.

Khi việc gửi tiền nở rộ, các nhà tư bản cung cấp dịch vụ tài chánh quan trọng cũng bắt đầu nhảy vào làm ăn. Ở Hoa Kỳ, Wells Fargo cung cấp dịch vụ này đến với 15 nước ở Á Châu và Nam Mỹ.

Trong số các nước mà ngân hàng này phục vụ, mức gửi về nước tính trung bình cho mỗi lần gửi được coi là cao nhất là Ấn Ðộ, với $1,662, kế đến là Việt Nam với $1,369. (TP)

source

Nguoi-Viet Online

Chủ Nhật, 8 tháng 8, 2010

Bộ Chính trị: Không để sụp đổ Vinashin


221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1298765
Bộ Chính trị: Không để sụp đổ Vinashin
1
Article
null
Bộ Chính trị: Không để sụp đổ Vinashin
,

Chỉ giữ lại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) 3 lĩnh vực liên quan đến công nghiệp đóng tàu, các lĩnh vực kinh doanh đa ngành thì bán, chuyển nhượng, cổ phần hóa. Đây là yêu cầu của Bộ Chính trị sau khi nghe Ban cán sự đảng Chính phủ báo cáo về tình hình Vinashin, ý kiến của Văn phòng Trung ương Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Công an và một số bộ, ngành tại phiên họp ngày 31/7.

Theo đánh giá của Bộ Chính trị, từ khi được thành lập vào năm 1996 đến nay, Tập đoàn Vinashin (trong đó từ năm 1996 đến năm 2006 là Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam) đã có bước phát triển nhanh trên nhiều mặt.

Bước đầu đã hình thành được cơ sở vật chất - kỹ thuật quan trọng, có trình độ công nghệ tiên tiến và khá đồng bộ của ngành công nghiệp đóng, sửa chữa tàu biển; xây dựng được đội ngũ trên 70.000 cán bộ, công nhân kỹ thuật, trong đó nhiều người có tay nghề khá, có khả năng đóng được nhiều loại tàu phục vụ cho nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của nền kinh tế, quốc phòng, an ninh và cho xuất khẩu, kể cả tàu trọng tải trên 100.000 DWT... Từ năm 1996 - 2006, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao (35% - 40%/năm), kinh doanh có lãi, tăng được vốn chủ sở hữu và giá trị tài sản của doanh nghiệp.

Bờ vực phá sản

Tuy nhiên, hiện nay, Vinashin đang gặp nhiều khó khăn rất lớn, bộc lộ nhiều yếu kém, sai phạm nghiêm trọng.

Thứ nhất, Tập đoàn đã đầu tư mở rộng quá nhanh, quy mô lớn, một số dự án trái với quy hoạch được phê duyệt, dàn trải trên nhiều lĩnh vực, địa bàn, có lĩnh vực không liên quan đến công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển, trong đó nhiều lĩnh vực kém hiệu quả, có nhiều công ty, dự án thua lỗ nặng nề.

Thứ hai, tình hình tài chính đứng trước bờ vực phá sản. Ước tính dư nợ hiện lên tới khoảng 86.000 tỉ đồng; nợ đến hạn phải trả khoảng trên 14.000 tỉ đồng; tỉ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu gấp gần 11 lần, khó có khả năng tự cân đối dòng tiền.

Sản xuất, kinh doanh hiện đang bị đình trệ; bị mất hoặc giảm nhiều đơn đặt hàng; nhiều dự án đầu tư dở dang, không hiệu quả. Đã có khoảng 17.000 công nhân chuyển việc hoặc bỏ việc; 5.000 công nhân bị mất việc làm; nhiều công nhân của một số nhà máy, xí nghiệp bị chậm trả lương trong nhiều tháng...

Mô tả ảnh.

Mặc dù nhận định Vinashin vẫn trong tầm kiểm soát và có thể khắc phục được, nhưng Bộ Chính trị cho rằng nếu không có các chính sách, biện pháp đúng đắn, kịp thời, tình hình của Vinashin có thể ảnh hưởng xấu đến các tổ chức tín dụng, các đơn vị được nhận chuyển giao, ngân sách nhà nước, sự ổn định vĩ mô của nền kinh tế, việc làm và thu nhập của cán bộ, công nhân Tập đoàn và nhiều hộ gia đình nông dân nơi có đất bị thu hồi; ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển doanh nghiệp nhà nước và mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước; tác động tiêu cực đến ổn định chính trị - xã hội của đất nước.

Tập đoàn "phình" quá nhanh, Trung ương thiếu giám sát

Bộ Chính trị khẳng định những hạn chế, yếu kém xuất phát chủ yếu từ nguyên nhân chủ quan, trách nhiệm trước hết thuộc về Hội đồng Quản trị và ban lãnh đạo Tập đoàn, trong đó có cá nhân Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn và trách nhiệm của một số cơ quan quản lý nhà nước có liên quan ở Trung ương và địa phương.

Trình độ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Công ty mẹ và các đơn vị thành viên của Vinashin chưa đáp ứng được yêu cầu quản trị một tập đoàn kinh tế lớn, đặc biệt là người đứng đầu còn hạn chế về năng lực, có biểu hiện thiếu trách nhiệm, tùy tiện, cá nhân, báo cáo không trung thực, cố ý làm trái, vi phạm pháp luật trong việc chấp hành các quy định của Nhà nước, quyết định của Thủ tướng khi chỉ đạo các hoạt động đầu tư, dự án, vốn cho sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn và bố trí cán bộ.

Lãnh đạo Tập đoàn, trước hết là Hội đồng Quản trị và người đứng đầu với chức năng đại diện trực tiếp chủ sở hữu đã có nhiều khuyết điểm, sai lầm trong tổ chức, quản lý, điều hành, nhất là trong việc xác định lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, tổ chức quản lý các công ty con, công ty liên kết, tiến hành các hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý vốn, tài chính, vay và trả nợ; trong một thời gian ngắn đã mở rộng quá nhanh quy mô tập đoàn, nhất là mở ra rất nhiều công ty con, công ty liên kết; mở sang một số lĩnh vực không phải là những chuyên ngành phục vụ cho nhiệm vụ chính của mình. Tập đoàn đã chậm xây dựng Điều lệ hoạt động và các quy định quản lý tài chính khác, như: quy chế quản lý tài chính, quy chế quản lý đầu tư xây dựng, các định mức kinh tế kỹ thuật…

Một số cơ quan tham mưu liên quan thuộc Chính phủ, một số địa phương và một số cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát ở Trung ương có thiếu sót, khuyết điểm trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với Tập đoàn; chưa sát sao giám sát, kiểm tra chặt chẽ và đánh giá đúng, kịp thời về công tác tổ chức, cán bộ và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện định hướng chiến lược phát triển của Tập đoàn theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (khoá IX) và Kết luận số 45-KL/TW, ngày 10/4/2009 của Bộ Chính trị về việc thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế; đến nay vẫn chưa phê duyệt được Điều lệ tổ chức, hoạt động và Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Vinashin.

Nguyên Chủ tịch HĐQT Vinashin Phạm Thanh Bình đang bị tạm giam để điều tra về hành vi "cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng".
Từ năm 2006 - 2009 tuy đã qua 11 lần kiểm toán, kiểm tra, thanh tra nhưng vẫn không phát hiện được đầy đủ, kết luận đúng tình hình và những yếu kém, khuyết điểm nghiêm trọng của Tập đoàn, chưa đưa ra được những biện pháp chấn chỉnh, ngăn chặn, xử lý kịp thời, có hiệu quả, mặc dù những biểu hiện về những khó khăn, khuyết điểm của Vinashin đã được cơ quan thông tin đại chúng và dư luận phản ánh, cảnh báo từ sớm và nhiều lần.

Về nguyên nhân khách quan, Bộ Chính trị kết luận rằng mô hình tập đoàn còn đang trong giai đoạn thí điểm, chưa có sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả; thể chế, cơ chế còn thiếu hoặc chưa đồng bộ. Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới gần đây đã ảnh hưởng nặng nề đến phát triển ngành công nghiệp đóng tàu, vận tải biển, trong đó có Vinashin.

Minh bạch tài chính các tập đoàn

Để khắc phục có hiệu quả những khuyết điểm, sai phạm trên đây của Vinashin, Bộ Chính trị giao Ban cán sự đảng Chính phủ chủ trì chỉ đạo:

- Khẩn trương cơ cấu lại Tập đoàn Vinashin theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (khoá IX) và Kết luận của Bộ Chính trị về việc thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế; chỉ tập trung vào 3 lĩnh vực chính là: Công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển với quy mô phù hợp; công nghiệp phụ trợ phục vụ cho việc đóng và sửa chữa tàu biển; đào tạo, nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ, công nhân công nghiệp tàu biển. Sớm ổn định tổ chức sản xuất, kinh doanh; từng bước củng cố uy tín thương hiệu Tập đoàn Vinashin; cương quyết không để vỡ nợ, sụp đổ, gây tác động xấu đến sự phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu, mức độ tín nhiệm vay, trả nợ quốc tế và môi trường đầu tư của đất nước.

- Khẩn trương đánh giá lại chính xác, khách quan, trung thực tình hình hoạt động của Công ty mẹ Tập đoàn, các công ty con, công ty liên kết, các dự án đầu tư của Tập đoàn để có phương án sắp xếp, xử lý cụ thể, phù hợp, theo hướng: Chỉ giữ lại Tập đoàn Vinashin 3 lĩnh vực chính nói trên; bán, chuyển nhượng, chuyển giao, cổ phần hoá các lĩnh vực còn lại cho các tổ chức kinh tế và cá nhân khác có nhu cầu phù hợp pháp luật hiện hành, sớm thu hồi vốn để tập trung cho nhiệm vụ xây dựng ngành công nghiệp đóng tàu biển và trả nợ.

Trong xử lý nợ và tăng vốn điều lệ của Tập đoàn, nhất là những khoản liên quan đến ngân sách nhà nước, Chính phủ cần có phương án khả thi, phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế. Trong quá trình giải quyết phải đảm bảo hài hòa quan hệ lợi ích giữa các bên, không gây khó khăn, đổ vỡ cho các tập đoàn, tổng công ty khác cũng như các tổ chức tín dụng. Chú ý hạn chế tối đa thiệt hại và những ảnh hưởng tiêu cực về tư tưởng, tài sản và việc làm, thu nhập của công nhân, lao động.

Bộ Chính trị cũng giao các cơ quan chức năng sớm điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm minh, kịp thời, khách quan những cá nhân vi phạm pháp luật theo đúng quy định của pháp luật.

Thành lập Ban Chỉ đạo do Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng làm Trưởng ban với thành phần gồm đại diện các bộ, ban, ngành có liên quan thuộc Chính phủ, một số cơ quan đảng (Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương). Giao Ban Chỉ đạo đầy đủ thẩm quyền và trách nhiệm theo quy định của pháp luật trong việc nghiên cứu, đề xuất, triển khai thực hiện các chính sách, biện pháp xử lý để sớm ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn.

Đồng thời, tiến hành tổ chức các hoạt động giám sát, kiểm tra, đánh giá đúng thực trạng tình hình hiện nay và công khai, minh bạch tình hình tài chính cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước khác, trong đó chú ý kịp thời chấn chỉnh việc mở rộng đa ngành nhưng không liên quan đến ngành sản xuất chính của các đơn vị.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì phối hợp với Ban cán sự đảng Chính phủ giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo kiểm điểm những tổ chức và cá nhân có liên quan ở Trung ương và địa phương có thiếu sót, khuyết điểm trong việc quản lý nhà nước đối với Tập đoàn Vinashin, việc thực hiện chức năng tham mưu cho Chính phủ và Thủ tướng thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước và chức năng đại diện chủ sở hữu đối với Tập đoàn Vinashin; thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát việc xử lý các cá nhân sai phạm.

  • PV
  • source
  • http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/201008/Bo-Chinh-tri-ra-ket-luat-ve-Vinashin-927611/