Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2010

Ảo Ảnh Trung Quốc Một nền kinh tế xe đạp - được tiếp nước biển...


February 05, 2010

NGUYỄN XUÂN NGHĨA-Việt Tribune

Hôm Thứ Ba mùng hai, mải lép nhép bài diễn văn kỷ niệm (...), (...) không kịp đọc thấy một bản tin từ Bắc Kinh. Mà có đọc được thì cũng cóc hiểu. Vì vậy mới tiếp tục lép nhép chuyện hài: “Tiến lên (...) .” Đã vào thập niên đầu của thế kỷ 21 mà còn thấy kiểu phát ngôn đó thì hài kịch bỗng thành bi kịch.

Nhưng hãy nói về bản tin từ Bắc Kinh.

Năm ngày sau khi thông báo sẽ phải cải sửa lại cách thu thập và trình bày thống kê vì trong năm 2009 vừa qua đã có tới 14.500 điều sai lạc, hôm mùng hai, Cục Thống kê Quốc gia của Trung Quốc công bố thành quả tăng trưởng kinh tế của năm 2009. Trong một năm mà cả thế giới bị suy trầm kinh tế, Trung Quốc lại đạt tốc độ tăng trưởng là 8,7% thì (...) tất nhiên phải trầm trồ khen ngợi. Nhưng, họ nên học bài kinh tế nhập môn đã.

Một cửa tiệm bán linh tinh trên xe đạp tại Bắc Kinh. PETER PARKS/AFP/Getty Images

Đà tăng trưởng trung bình 8,7% này là kết số của ba thành tố: đầu tư là 8%, tiêu thụ là 4,6% và xuất cảng là -3,9%. Xin viết lại thành một phương trình cho rõ: 8,7% = 8% + 4,6% – 3,9%.

Nếu có học kinh tế nhập môn năm thứ nhất thì sinh viên trốn học cũng biết mức gia tăng sản xuất rồng cọp của Trung Quốc trong năm qua (8,7%; khi kinh tế Mỹ chỉ tăng được 0,8% mà nhờ quý bốn đạt 5,7%) là một thành tích phi thường. Nhưng rồi mỉm cười kết luận là sức mạnh rồng cọp ấy chỉ như nước biển tiếp cho bệnh nhân trong phòng cấp cứu.

Kinh tế Trung Quốc có hoàn cảnh bấp bênh của người đi xe đạp. Không lăn là té.

Sức đẩy cho cỗ xe ấy lăn bánh là xuất cảng – bằng mọi giá, tức là rất rẻ. Người dân được thắt lưng buộc bụng để xây dựng(...) với màu sắc Trung Hoa. Họ hỳ hục xuất cảng và ngoại tệ thu về thì theo đúng luật là do nhà nước quản lý. Vì vậy, xứ này có dự trữ ngoại tệ vĩ đại, tương đương với gần 2.400 tỷ Mỹ kim, trong khi người dân vẫn cực nghèo. Các doanh nghiệp hương trấn gom dân đi làm gia công để góp phần xuất cảng thì chỉ có mức lời rất thấp, nhưng vẫn ráo riết sản xuất để tạo ra công ăn việc làm cho dân chúng. Nếu không thì loạn.

Bây giờ, nhìn lại phương trình đơn giản trên, ta thấy xuất cảng đã giảm!

Đầu máy kinh tế cố hữu bỗng đầy ra ý, là ỳ ra đấy. Vì vậy, nhà nước phải nhảy vào cấp cứu như bơm nước biển đề hồi sinh một cơ thể rũ liệt: tốc độ tăng trưởng rồng cọp của Trung Quốc lệ thuộc tới 92% (8% của tổng số 8,7%) vào đầu tư của khu vực công. Phần tiêu thụ của dân chúng chỉ có 4,6%, vừa đủ trám vào khoản thiếu hụt -3,9% của xuất cảng.

Khi kinh tế bị suy trầm thì xứ nào cũng phải tìm biện pháp kích thích: bằng tiền tệ qua hạ lãi suất hay in tiền bơm vào kinh tế, hoặc qua gia tăng công chi hay giảm thuế, chủ yếu là để bù đắp cho sự thiếu hụt tiêu thụ của tư nhân. Nhìn từ bên ngoài, lãnh đạo Bắc Kinh cũng áp dụng các biện pháp ấy như gia tăng tín dụng và nâng mức công chi cho các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở. Nhưng nhìn kỹ hơn thì... lượng biến thành phầm, và phẩm chất rất tồi.

Trung Quốc thường xuyên chủ động bơm tiền vào kinh tế qua hai ngả công chi và tín dụng, gọi đó là đầu tư. Nhưng chủ yếu là cấp phát tín dụng cho doanh nghiệp nhà nước, gọi là thuộc diện chính sách, và các dự án xây dựng thuộc phạm vi phân bố và chia chác của địa phương. Tất cả là để duy trì khả năng sản xuất và chính yếu là tuyển dụng để tránh nạn thất nghiệp và động loạn xã hội.

Nhưng hệ thống ống bơm ấy lại… theo định hướng (...). Bơm vào nơi úng thủy và thổi lên bong bóng đầu tư (xin xem bài “Bong Bóng Bay Qua…” trên cột bào này trong số ra ngày 31 tháng 12). Hậu quả xã hội của chế độ kinh tế ấy là một hình thức tái phân lợi tức, và tái phân phối trước tiên cho một thiểu số có chức có quyền. Người dân lầm than thì chỉ còn một ngả là hỳ hục ráp chế hàng xuất cảng để kiếm được chút tiền vụn ở dưới cùng. Khả năng tiêu thụ rất thấp – 4,6% – phản ảnh điều ấy.

Khi xuất cảng lại sụt tại một quốc gia đang làm những người yếu bóng vía xưng tụng là đệ nhất xuất cảng toàn cầu, thì đời sống dân chúng tất nhiên là khốn đốn.

Qua năm nay và năm tới, tình hình xuất cảng có khả quan hơn không? Nhiều phần là không. Khối Âu Châu vẫn còn vất vả vì những nhược điểm nội tại. Hoa Kỳ thì đang bàng hoàng về giấc mơ cải tạo xã hội của Barack Obama và mức thất nghiệp quá cao. Cho nên số cầu của hai thị trường Âu và Mỹ sẽ chưa thể hồi sinh. Huống hồ Obama còn bị áp lực rất mạnh từ cánh tả và các nghiệp đoàn để nêu vấn đề về thế cạnh tranh bất chính của Bắc Kinh với đồng “nhân dân tệ” định giá quá thấp…

Vì vậy, tình hình xuất cảng của Trung Quốc chưa thể khá, trong khi khả năng tiêu thụ của người dân vẫn chỉ thoi thóp. Kết cuộc thì nhà nước Bắc Kinh vẫn sẽ hỳ hục tiếp nước biển, tiếp tục bơm tín dụng và tăng chi. Với bội chi ngân sách ở khoảng hơn 20% của Tổng sản lượng GDP vào năm 2008 – và chưa đạt mức kỷ lục của Obama – họ còn có thể thoải mái tăng chi.

Mà để làm chi? Hỏi vậy là đúng về kinh tế mà là sai bét! “Tăng chi cho ai” mới là câu hỏi đúng đắn!

Kinh tế Trung Quốc là cái xe đạp được giàng vào cỗ xe của thị trường quốc tế, là xuất cảng. Cố xe ấy đang lăn bánh tại chỗ. Quy luật kinh tế của Trung Quốc là tái phân phối lợi tức từ khu vực duyên hải – hướng ngoại – vào các tỉnh lạc hậu nghèo đói ở bên trong. Nhưng hệ thống kinh tế chính trị xứ này lại trao cho nhà nước và các ngân hàng chủ yếu là quốc doanh thực hiện việc tái phân phối. Kết quả là các ngân hàng bị chìm dưới một núi nợ khó đòi vì khách nợ là doanh nghiệp nhà nước và lấy tiền đi vay theo diện chính sách để thổi vào sòng bạc đầu cơ địa ốc và cổ phiếu. Trong khi các tỉnh tiếp tục được bơm tiền sản xuất rồi chất hàng vào kho mà không bán được. Miễn là cứ báo cáo lên trên là đã sản xuất vượt chỉ tiêu và không làm ai thất nghiệp!

Trung Quốc là nơi mà sản lượng thép vẫn tăng trong một năm sản xuất suy trầm, và nhà xây xong, dù bị ế và chưa bán được vẫn được ghi vào sản lượng quốc gia. Khi bị kéo và được bán lại lần nữa thì lại được ghi lần nữa!

Từ sáu năm nay, lãnh đạo Bắc Kinh như Hồ Cẩm Đào, Uý Kiện Hành hay Ôn Gia Bảo đều đã biết điều ấy và muốn cải sửa, với cái giá là một đợt thanh trừng ngay trong nội bộ. Nhưng vụ suy trầm 2008-2009 là tai họa trời giáng, và nạn xuất cảng sa sút khiến cho việc cải cách bị đình hoãn. Qua năm 2012 thì lại có (...)! Ai dại gì là gây cảnh gió tanh mưa máu khi sắp bước vào hậu trường của lịch sử?

Vì vậy, trong năm nay và qua năm tới, (...) sẽ lại tiếp tục tiếp nước biển theo (...). (...) quả thật là vẫn tối dạ! [NXN]

December 31, 2009

Bong bóng bay qua...

Nguyễn Xuân Nghĩa-Việt Tribune

Thầy tưởng là ma… thầy ù thầy chạy!

Tổng kết về năm 2009 và dự báo về tương lai, người viết muốn nhìn vào bong bóng Trung Quốc. Muốn vậy thì lại phải lội ngược dòng – của truyền thông – và của lịch sử, khi trở về vụ khủng hoảng Đông Á năm 1997…

Đầu năm 1997, thế giới vẫn cứ ca tụng phép lạ rồng cọp của các nền kinh tế “tân hưng” Đông Á, như Nam Hàn, Đài Loan và các nước Đông Nam Á. Khi ấy, Trung Quốc còn lạc hậu và (...) lạc đường, chưa đáng kể. Một ngày sau khi Hong Kong “hồi quy cố quốc”, mùng hai tháng Bảy năm 1997 đó, khủng hoảng hối đoái bùng nổ tại Thái Lan rồi lan khắp Đông Á, dẫn tới nạn suy trầm toàn cầu, gây khủng hoảng cho Brazil, Argentina và Liên bang Nga rồi dội qua Mỹ.... Cuối năm 1998, dầu thô mất giá 75% và chỉ còn tám đô la một thùng!

Thiếu nữ Trung Quốc trong ngày hội dân gian Sam Yeh/Getty Images.

Nhân loại đã đón mừng thiên niên kỷ thứ ba, năm 2000, trong dư chấn của vụ khủng hoảng Đông Á này – mà chúng ta quên mất rồi!

Vì khủng hoảng hối đoái kéo theo suy sụp kinh tế, các nước đang phát triển – tân hưng hay chưa – đều quyết định giảm hối suất, ra sức xuất cảng và tích lũy một khối dự trữ ngoại tệ cực lớn để phòng ngừa tai họa. Có dự trữ rất dày, họ tìm cơ hội đầu tư và.... lại đầu tư vào Mỹ cho an toàn. Mua Công khố phiếu Mỹ là giải pháp khôn ngoan và nguồn tiền đó có góp phần thổi lên bong bóng cổ phiếu Mỹ. Bóng bể năm 2000 gây ra suy trầm. Lãi suất được hạ để kích cầu và tiền dư dôi liền trôi từ thị trường cổ phiếu qua thị trường địa ốc, để thổi lên bong bóng gia cư. Bên trong là kén nợ ung thối của loại tín dụng thứ cấp cứ được chuyền tay lăn khắp nơi. Khủng hoảng tài chính Mỹ bùng nổ từ đó, ngay giữa vụ suy trầm kinh tế manh nha từ cuối năm 2007.

Một lần nữa, thế giới lại bị suy trầm toàn cầu.

Như vậy, thập niên đầu tiên của thiên niên kỷ thứ ba mở màn và kết thúc với nạn suy trầm. Là chuyện cả thế giới đã nói trong năm nay. Nhưng, chuyện ấy ăn nhậu gì tới Trung Quốc?

Xứ này gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO và hội nhập mạnh vào luồng giao dịch quốc tế từ 2001. Từ đấy, Trung Quốc thành nước “tân hưng” – lại là một rồng cọp nữa – trước sự thán phục của truyền thông tối dạ và sự cổ võ của giới đầu tư có ẩn ý. Người ta tái diễn sự hồ hởi của năm 1997 với các nước Đông Á. Khi kinh tế thế giới bắt đầu ra khỏi suy trầm 2008-2009, ai ai cũng nói đến tốc độ tăng trưởng 10% của Trung Quốc trong năm tới. So sánh với chừng 2,8-3,0% của Hoa Kỳ hoặc 1,2-1,4% của Âu Châu và 0,7% của Nhật Bản thì quả là phép lạ!

Trung Quốc bắn pháo bông mừng kỷ niệm 60 năm thành lập đảng CS. Feng Li/Getty Images

Vốn thiếu trí nhớ, người ta không nhìn lại tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc trước nạn suy trầm vào năm 2008: rất cao tới gần 9%, với lượng tiền lưu hoạt rất lớn, lãi suất rất rẻ.

Chiến lược kinh tế chính trị xứ này vốn là dùng ngân hàng bơm tiền rẻ – theo diện “chánh sách” – vào kinh tế để tạo ra việc làm và đạt tốc độ tăng trưởng rồng cọp mà bất kể tới phẩm chất của tăng trưởng. Khi thế giới bị chấn động vì sự đình trệ của cả ba đầu máy Âu-Mỹ-Nhật, tháng 11 năm 2008, Trung Quốc lập tức tung ra kế hoạch kích thích kinh tế, trị giá tương đương 586 tỷ đô la. Đó là về mặt chính thức.

Thực tế thì tung ra như thế nào? Chủ yếu là lại qua hệ thống “máy bơm” là các ngân hàng mà đa số là quốc doanh – và có quan hệ tốt với giới chức có quyền. Thực tế thì trong chín tháng đầu năm 2009, hệ thống ngân hàng xứ này được giải tỏa hạn chế và được yêu cầu cấp phát tín dụng cho dễ dãi. Lượng tín dụng mới tăng hơn 150% so với cùng kỳ của năm trước, lên đến một ngàn 370 tỷ đô la Mỹ! Tính đến cuối năm, là giờ đây, tổng số nợ mới có thể lên đến một ngàn 600 tỷ đô la, hơn một phần ba Tổng sản lượng Nội địa GDP!

Khi có tiền rẻ và nhiều như vậy, các đại gia ngân hàng Trung Quốc không dại. Họ kiếm lời trong khu vực nào đạt doanh lợi cao nhất. Đó là các thị trường địa ốc, cổ phiếu và thương phẩm (nguyên nhiên vật liệu và nông sản – commodities). Quả nhiên là họ tạo ra phép lạ. Thị trường cổ phiêu và địa ốc tăng giá vù vù!

Nhìn lại trên toàn cảnh thì trước khi bị suy trầm toàn cầu kinh tế Trung Quốc đạt mức tăng trưởng gần 9%. Qua một giai đoạn trũng là 7-8%, sang năm tới thì đạt tốc độ 10%. Ngần ấy tiền bơm ra – gọi là đầu tư để kích thích sản xuất và tiêu thụ – đã đạt thành tích này. Nếu so sánh lượng đầu tư qua ngả tín dụng đó (là 37% GDP) với kết quả rồng cọp này, người ta phải thấy là có gì đó không ổn. Cái không ổn là tiền chảy vào chỗ trũng, gây úng thủy, là bơm lên bong bóng đầu cơ. b và bơm vào chỗ trũng.

Giới lãnh đạo ngân hàng trung ương đã báo động chuyện đó từ tháng 11 (Tân hoa xã loan tin hôm 18) mà ở bên ngoài ít ai chú ý. Bên trong, lãnh đạo Bắc Kinh phân vân giữa hai nhu cầu trái ngược: phải bơm thêm tiền để đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn, nhưng đồng thời phải kiềm chế nguy cơ bong bóng hay lạm phát. Dù chưa sợ lạm phát, lãnh đạo Bắc Kinh cũng biết sợ bong bóng. Nhưng yêu cầu về xã hội – tạo ra việc làm – đi cùng tính toán lý tài của các ngân hàng, đã đẩy mạnh ưu tiên tăng trưởng. Trong ba lần liền của năm 2009 là các tháng Ba, Sáu, Chín, tình hình èo uột của sản xuất lại khiến lãnh đạo Trung Quốc vừa muốn hãm máy bơm thì lại phải tống thêm tiền vào kinh tế. Và tiếp tục bơm thêm bong bóng.

Viễn ảnh trước mắt là là nạn bể bóng, như Nhật Ban đã từng bị từ năm 1990.

Sau vụ bể bóng đó, Nhật bị khủng hoảng và đến bây giờ vẫn chưa hồi phục. Vì vụ bể bóng, các chính quyền liên tục thất cử và Thủ tướng lên xuống như đèn kéo quân. Trung Quốc thì khác vì chưa có (...). Khủng hoảng bùng nổ thì ngân hàng vỡ nợ, dân chúng tất nhiên không vui vì mất tiền tiết kiệm đã ký thác cho ngân hàng thổi bóng bóng. Dân thất nghiệp cũng vậy. Động loạn xã hội đang lây lan rất sẽ bùng nổ thành khủng hoảng (...). Và uy tín hay quyền lực của (...) sẽ bị đe dọa….

Trong khi ấy, thế giới vẫn ngợi ca Trung Quốc hoặc nói tới sự xuất hiện của một siêu cuờng kinh tế mới với sự khâm phục và lo ngại. Bong bóng bay qua, thầy tưởng là ma, thầy ù thầy chạy!

Xin đừng chạy mà nên dừng lại nhìn xem bóng bể ra sao. Và chuyện gì sẽ xảy ra sau đó! [NXN]

source

Viet Tribune

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét