Nhật cũng đang chuyển dần các nhà máy của họ ra khỏi Trung quốc vì tình hình bất ổn do tranh chấp biển đảo Senkaku, khiến cho Trung quốc còn mất thêm một mảng lớn khác của nền kinh tế.
Cali Today News – Một trong những bài viết mà tôi đọc một cách thích thú trong tuần này là bài viết của Joseph Hogue trên hệ thống StreetAuthority Network với tựa đề Forget China: Meet The 21st Century's New Export Leader.
Bài viết này nói về một sự thay đổi đáng chú ý trong thời gian tới về xuất nhập cảng liên quan đến Hoa Kỳ.
Trung quốc sẽ chú trọng thị trường tiêu thụ nội địa thay cho thị trường xuất cảng
Theo định hướng trong 5 năm tới, Trung quốc sẽ chuyển trọng tâm của nền kinh tế, từ mô hình mẫu của quốc gia xuất cảng sang mô hình phát triển thị trường tiêu thụ nội địa.
Nói một cách khác, Trung C(...) không cần nhiều những đôàng đô la hàng hóa xuất cảng nữa. Đó chỉ là cái nhìn từ một góc độ nào đó; thế nhưng, có những vấn đề phức tạp và toàn diện hơn lý do nêu trên, như thị trường lao động của Trung quốc không còn sức hấp dẫn đối với các công ty quốc tế nữa, và sự cạnh tranh quốc tế đang thay đổi tình hình.
Ở một chiều ngược lại, cũng có ý kiến cho rằng thế giới thương mại không cần đến Trung quốc nữa.
Một trong những lý do mà các công ty lớn trên thế giới đổ về Trung quốc trong mấy thập niên qua vì giá lao động tại nơi đây rẻ, thế nhưng, tiền lương ở đây hiện tăng ở mức 12% mỗi năm, và ông Harold Sirkin của tập đoàn The Boston Consulting Group tiên đoán rằng vào năm 2015, giá lao động chế biến tại Trung quốc cũng sẽ cao bằng giá tại Hoa Kỳ. Nếu như tính thêm chi phí vận chuyêån hàng hóa về Mỹ, xa nửa vòng trái đất, thì chi phí còn cao hơn nhiều.
Chưa hết, trong thập niên qua, trị giá đồng nhân dân tệ của Trung quốc đã gia tăng 25% và điều này đã khiến cho hàng xuất cảng của Trung quốc trở nên đắc đỏ hơn, so với trước đó, và ngày càng kém hấp dẫn hơn.
Và như thế thì giá trị 2.05 ngàn tỷ Mỹ kim mà Trung Quốc đã xuất cảng trong năm ngoái, 2012, có thể hiện đang bước vào giai đoạn mới, chảy về một số quốc gia khác, mà trong đó Mễ Tây Cơ là một quốc gia được xem là thuận lợi nhất để trở nên một “đại lãnh tụ” xuất cảng mới trên thế giới, nhất là đối với thị trường Hoa Kỳ.
Có lẽ nhiều người chưa thật sự thấy điều này.
Mễ Tây Cơ có dân số chỉ bằng 1/3 dân số Mỹ và 1/10 dân số Trung quốc, và cả chục năm qua, quốc gia này vật lộn với các băng đảng mua bán ma túy và sự tha hóa của bộ máy chính phủ.
Tuy có một số bất lợi nói trên, Mễ Tây Cơ lại có những điểm lợi khác: Vận chuyển hàng hóa về Mỹ chỉ tốn¼ phí bằng khoảng 1/4 so với chi phí vận chuyển từ Trung quốc, và quốc gia này có nhiều dầu khí nên năng lượng cần cho sản xuất thì lại rất rẻ.
Mễ Tây Cơ trở thành một quốc gia hưởng lợi từ tình hình Trung quốc chuyển hướng kinh tế và thế giới chuyển hướng đầu tư.
Cái mất của nước này là cái được của nước khác
Theo cuộc thăm dò vào năm 2011 của MFG.com, một thị trường sản xuất trên mạng lớn nhất thế giới, thì có tới 21% các nhà sản xuất Bắc Mỹ khi được hỏi ý kiến đều cho biết rằng họ đã tính mang sản xuất trở lại Hoa Kỳ hay đến một quốc gia nào đó gần với Hoa Kỳ, và có thêm 38% nữa dự tính như thế trong tương lai gần.
Trong xu thế này, ngoài một số công ty sẽ “hồi hương” thì một số công ty khác có thể sẽ chọn Mễ Tây Cơ là nơi sản xuất trong thập niên tới. Trong thời gian qua, xuất cảng của Mễ Tây Cơ vào Mỹ gia tăng đáng chú ý: Từ 11% vào năm 2005 lên đến 16% vào năm 2012.
Riêng Mễ Tây Cơ xuất cảng nhiều sản phẩm chế biến hơn tất cả các quốc gia Mỹ La Tinh cộng lại.
Kinh tế Mễ Tây Cơ phát triển 3.9% vào năm ngoái, và đầu tư trực tiếp của ngoại quốc tăng lên kỷ lục khi các nhà sản xuất trở về lại châu Mỹ. Có khoảng 25% khách hàng kỹ thuật cao của công ty D. W. Morgan – một công ty tiếp vận và vận chuyển toàn cầu có trụ sở tại California – đã “tái định cư” tại Mễ Tây Cơ.
Nếu bạn cần có thêm bằng chứng về sự chuyển đổi mạnh mẽ của Mễ Tây Cơ, thì con số di cư đến Mỹ sau khi cộng trừ đã còn là con số zero. Đó là thống kê của Pew Hispanic Center.
Mễ Tây Cơ chia chung biên giới khá dài với đệ nhất siêu cường thế giới, Hoa Kỳ, thế nhưng con số di cư đã sụt giảm đáng kể trong thời gian qua và điều này cho thấy rằng thu nhập của dân chúng nước này tăng, đời sống cải thiện và kinh tế đi lên đáng kể.
Nếu công ăn việc làm và tiền của chạy về Mễ Tây Cơ, thì máu cũng chảy như thế đối với các quốc gia khác. Cái được của nước này chính là cái mất của nước khác.
Sự thay đổi chính sách của chính phủ góp phần lớn vào sự thay đổi
Bên cạnh giá sản xuất và chế biến gia tăng ở Á châu thì một nguyên nhân khác khiến công việc chạy về Mễ Tây Cơ chính là do hàng loạt các chính sách cải tổ chính trị và kinh tế của chính quyền tổng thống Enrique Peđa Nieto. Chính nhờ vào chính sách cải tổ này mà Mễ Tây Cơ gia tăng khả năng cạnh tranh của nước này.
Mễ Tây Cơ đã ký 44 hiệp định thương mại tự do, nhiều hơn bất cứ quốc gia nào, kể cả những hiệp định với Mỹ và Âu châu.
Đảûng PRI (Institutional Revolutionary Party) của tổng thống Peđa Nieto là một đảng xã hội chủ nghĩa, mà trong quá khứ, từng đứng chung với nghiệp đoàn chống lại những nguyên tắc của nền kinh tế tự do.
Thực tế kinh tế mới hiện nay đã làm cho nhiều nhà lãnh đạo trong đảng PRI, kể cả tổng thống Peđa Nieto, công khai ủng hộ các chính sách cải tổ kinh tế thị trường tự do và đảng PRI cũng đang lãnh đạo con đường đi đến tự do hóa thị trường.
3 đảng lớn của nước này gần đây cũng đã ký những hiệp ước nhằm thương lượng mạnh mẽ với các nghiệp đoàn chính trong chiều hướng kinh tế mới này và cải tổ các ngành năng lượng và viễn thông.
Căn cứ vào thống kê thương mại giữa Mỹ và Trung quốc, thì có hai lãnh vực sản xuất quan trọng có thể gây bùng nổ phát triển kinh tế đó là máy móc điện tử (electrical machinery) và dụng cụ phát điện (power generation equipment). Hai lãnh vực này chiếm gần 1/2 (chính xác hơn là 48.6%) trong tổng số 399.3 tỷ Mỹ kim giá trị hàng hóa mà Trung quốc xuất cảng sang Mỹ vào năm 2011.
Công ty quan trọng trong việc sản xuất các dụng cụ nói trên là Caterpillar (CAT) đã có 28 nhà máy sản xuất tại Mễ Tây Cơ và còn dự tính sẽ gia tăng hoạt động tại đây.
Một ví dụ này cho thấy bằng chứng thế giới đang chuyển động theo hướng bất lợi cho Trung quốc.
Ngoài tình hình nói trên, Nhật cũng đang chuyển dần các nhà máy của họ ra khỏi Trung quốc vì tình hình bất ổn do tranh chấp biển đảo Senkaku, khiến cho Trung quốc còn mất thêm một mảng lớn khác của nền kinh tế.
Và chúng tôi sẽ có những bài viết khác trong loạt bài với chủ đề Trung quốc sẽ chết như thế nào trong các số báo tới.
Nguyễn Xuân Nam