Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Khi Bà Mỹ Bóp Cò


JANE | NOVEMBER 22, 2013 3:28 PM



Khi Bà Mỹ Bóp Cò

Nguyễn-Xuân Nghĩa
File:Unclesamwantyou.jpg
Thì Ngân Hàng Trung Quốc Sụp Đổ
Hôm Thứ Năm 14, bà Janet Yellen ra điều trần trước Ủy ban Ngân hàng của Thượng viện Hoa Kỳ. Đấy là thủ tục thông thường để Quốc hội biểu quyết và phê chuẩn đề nghị của Tổng thống là bổ nhiệm bà Yellen vào chức vụ Chủ tịch Hội đồng Dự trữ Liên bang, nôm na là làm Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ, kể từ đầu năm tới.
Đang ngồi ghế Phó Thống đốc bên Chủ tịch Ben Bernanke sắp mãn nhiệm, Janet Yellen là kinh tế gia nổi tiếng, có ông chồng George Akerlof cũng là giáo sư kinh tế, đã đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2001. Bà sẽ là phụ nữ đầu tiên lên lãnh đạo hệ thống ngân hàng trung ương của nước Mỹ. Chuyện ấy đã hấp dẫn.
Hấp dẫn hơn vậy, giới nghiên cứu về đầu tư theo dõi rất sát cuộc điều trần, để từ chủ trương đường lối của bà Yellen mà dự đoán quyết định sắp tới của Ngân hàng Trung ương Mỹ. Nhưng tại Bắc Kinh hay Thượng Hải, lãnh đạo kinh tế và ngân hàng của Trung Quốc cũng nên chú ý tới chuyện này. Vì Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ có thể vô tình làm sụp đổ hệ thống ngân hàng của Bắc Kinh và gây ra một vụ suy thoái kinh tế, tức là một vụ khủng hoảng chính trị.
Đó là chuyện vô tình chiết liễu… liễu tan hoang.
Chúng ta phải đi từ đầu câu chuyện kinh tế mang ý nghĩa như một…. câu phú tử vi: “cố ý trồng hoa, hoa chẳng mọc!…”
* * *
Từ vụ khủng hoảng tài chánh năm 2008 rồi nạn suy trầm kinh tế 2008-2009 và sự hồi phục quá yếu ớt sau đó, Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ đã cắt lãi suất tới sàn. Thực tế là áp dụng “Chính sách ZIRP” – là lãi suất bằng số không. Tiếp theo là ba đợt bơm tiền qua một thuật lạ gọi là “quantitative easing” (nâng mức lưu hoạt tiền tệ có định lượng) vào Tháng 11 năm 2008, rồi Tháng 11 năm 2010 và Tháng Chín năm 2012. Quyết định lần thứ ba (QE3) có kích thước rất lớn là mỗi tháng bơm ra 85 tỷ đô la.
Nói cho dễ hiểu là làm cho kinh tế có tiền nhiều và rẻ hơn, với hy vọng giảm bớt và thu hồi lại nếu kinh tế phục hoạt, thất nghiệp giảm và lạm phát tăng…
Tháng Năm vừa qua, Chủ tịch Ben Bernanke thông báo là nhờ tình hình kinh tế khả quan hơn, Ngân hành Trung ương có thể “vuốt lại chính sách tiền tệ” – “tapering” – kể từ Tháng Chín. Nôm na là giảm bớt lượng tiền bơm ra hàng tháng và còn hút về lượng tiền đang lưu hành. Kết quả là tiền sẽ hiếm hơn nên lãi suất có thể tăng.
Chúng ta đụng vào một nghịch lý là tin mừng về kinh tế (chỉ dấu phục hoạt), lại dẫn tới tin buồn về tài chánh (làm tăng lãi suất ngân hàng và phân lời trái phiếu), khiến trị trường chứng khoán sụt giá mạnh. Và cả thế giới bị chấn động, vì sau nhiều năm tiền nhiều và rẻ khiến Mỹ kim sụt giá thì người ta đi vào một chu kỳ mới, là hối suất Mỹ kim sẽ tăng cùng lãi suất tại Hoa Kỳ. May là tình hình kinh tế Hoa Kỳ chưa khả quan, biện pháp thu hồi tiền tệ chưa được áp dụng.
Đấy là lúc giới đầu tư chú ý đến người sẽ lên thay ông Bernanke làm Thống đốc vào năm tới….
Mà chuyện ấy liên quan gì tới Trung Quốc?
Thưa rằng vì trái đất hình tròn và đồng tiền biết lăn.
* * *
Đồng tiền mà nằm bên Mỹ thì ăn lời rất ít vì lãi suất quá thấp. Người khôn ngoan bèn vay tiền rất rẻ bên Mỹ để kiếm lời ở nơi cao giá nhờ có lãi suất cao hơn. Khôn nhất là các đấng con trời tại Bắc Kinh hay Thượng Hải, Hong Kong, Singapore, v.v….
Họ vay đô la rẻ tại Mỹ, chuyển sang đồng Nguyên, có cái tên rất bịp là “Nhân dân tệ”, Renminbi, dưới nhiều hình thức như đầu tư trực tiếp hay xuất cảng, để cho vay với lãi suất cao hơn. Phần sai biệt giữa hai lãi suất Hoa-Mỹ là mức lời bỏ túi. Thuật ngữ kinh tế gọi phép kinh doanh đó là “carry trade”, nếu dịch là “giao dịch lợi sai” hay “dung tư xáo lợi” thì cũng chẳng rõ nghĩa hơn!
Mà không chỉ có vậy.
Năm 2008, khi Hoa Kỳ cắt lãi suất thì cũng là lúc Trung Quốc ào ạt bơm tiền để kích thích kinh tế vì tình trạng co cụm của thị trường xuất cảng cả Âu lẫn Mỹ. Lãnh đạo xứ này bơm qua hai ngả là tín dụng và công chi. Vì đặc tính xã hội chủ nghĩa của xứ này là khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tín dụng từ hệ thống ngân hàng của nhà nước ưu tiên rót vào doanh nghiệp cũng của nhà nước, hay các công ty đầu tư địa phương do các cấp chính quyền địa phương lập ra.
Khối tín dụng tăng vọt từ những năm 2009 tạo ra phép ảo là kinh tế tăng trưởng mạnh khi toàn cầu đang bị suy trầm. Cái phép ảo còn kinh hại hơn vậy là nạn bong bóng đầu cơ trên thị trường gia cư địa ốc. Đất đai vốn thuộc quyền sở hữu của toàn dân, nhưng do nhà nước thống nhất quản lý. Và nhà nước phân quyền cho các địa phương tha hồ giành giật chia chác, vì đem lại 40% thu nhập ngân sách địa phương. Do đó, các ngân hàng của nhà nước, doanh nghiệp của nhà nước, cùng các đảng bộ ở địa phương thi nhau thổi bóng và tay chân cùng thân nhân của đảng viên cán bộ đều trở thành đại gia trong nền kinh tế ảo diệu này.
Đó là chuyện “cố ý trồng hoa, hoa chẳng mọc”….
Khi núi nợ đã lên quá cao, lãnh đạo Bắc Kinh muốn kiểm soát hệ thống ngân hàng thì lại gặp một quy luật kinh tế khác, là “bít lỗ hà ra lỗ hổng”.
Đó là sự xuất hiện của các hình thức tín dụng ảo, là nghiệp vụ “shadow banking”, những hình thức đầu tư và cho vay mờ ám, thiếu sổ sách phân minh mà thừa rủi ro. Núi nợ tín dụng của Trung Quốc nay đã cao gấp đôi Tổng sản lượng nội địa và phân nửa là loại “ảo ảnh” sẽ bốc thành khói. Bên trong là những khoản tiền cho vay bằng kỹ thuật “carry trade”, vay tiền Mỹ với giá rẻ để tài trợ bằng loại tiền âm phủ là đồng Nguyên. Gọi là tiền âm phủ vì có giá trị của vàng mã.
Đấy là lúc ta trở về với vụ chiết liễu, chứ không phải tiếp liễu, của Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ.
* * *
Trong quá khứ, nhiều nước Đông Á cũng đã khôn ngoan như vậy là vay tiền rẻ của Mỹ theo loại tín dụng ngắn hạn để tài trợ các nghiệp vụ làm ăn, nhiều khi là dài hạn.
Khi Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ nâng lãi suất là nhà nhà đều lật đật rút tiền về Mỹ. Các giới đầu tư quốc tế bèn chạy theo. Nạn “tư bản tháo chạy” như thủy triều rút đã gây ra vụ khủng hoảng tài chánh Đông Á vào năm 1997, dẫn tới suy thoái kinh tế 1998, và khủng hoảng ở nhiều nơi khác, kể cả Liên bang Nga.
Nhưng chính là vụ khủng hoảng khiến các nước Đông Á phải cải cách. Bị trước tiên mà sợ liều thuốc đắng, Thái Lan trì hoãn cải cách đến hơn chục năm mới thấy khá. Nam Hàn thì nuốt liều thuốc đắng và tháo gỡ vai trò của các tập đoàn “chaebol” – nguyên nghĩa là “tài phiệt” – nên sau khi chìm rất sâu thì đã bật lên rất mạnh.
Khi biến cố này bùng nổ vào đầu Tháng Bảy năm 1997, Bắc Kinh còn đang hồ hởi với vụ Hương Cảng hồi quy cố quốc trước đó một ngày. Mà thời đó, kinh tế Trung Quốc chưa hội nhập vào thế giới hình tròn của “toàn cầu hóa”, của nền kinh tế “nhất thể hóa”. Ngày nay thì đã khác xưa.
Luồng tư bản nóng đã như thủy triều chảy vào Trung Quốc và nhờ định hướng của nhà nước với màu sắc Trung Hoa, đã dẫn đến nạn đầu cơ và cho vay ảo. Khi Ngân hàng Hoa Kỳ điều chỉnh chính sách tiền tệ và nâng lãi suất, ta sẽ thấy thủy triều rút. Để lại đằng sau là những trái bóng bể, là các ngân hàng vỡ nợ dây chuyền, và sau cùng là nạn suy thoái kinh tế. Vì vậy, chúng ta sẽ chứng kiến một sự lạ.
Đó là Hoa Kỳ bóp cò bên này, bên kia đại dương là hàng loạt bóng bể và ngân hàng phơi thây.
Hoa Kỳ không là thủ phạm, nhưng dân Trung Quốc vẫn là nạn nhân, chỉ vì lãnh đạo kiêu căng và tay chân thì tham lam tưởng bở. Phải chăng, “tham sân si” cũng là một quy luật kinh tế?
source
Tre Dep Online

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

Người Trung Quốc thiếu tiền dùng internet để vay tiền


Đồng nguyên của Trung Quốc
source
VOA Tieng Viet

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

Phát triển kinh tế: Trung Quốc kém, Nhật Bản khá và Hoa Kỳ vững


Cập nhật: 10/06/2013 18:36

Phát triển kinh tế: Trung Quốc kém, Nhật Bản khá và Hoa Kỳ vững

Nhưng rõ ràng kinh tế của cường quốc hạng nhì là Trung Quốc đã có vấn đề. Các thông số của TQ vào cuối tuần đều cho thấy từ mậu dịch đến bán lẻ và các hoạt động khác của TQ trong tháng 5 đều yếu kém. Khó khăn kinh tế của TQ còn kéo dài, chưa thể khắc phục ngay được.
Cali Today News – Hôm thứ hai 10/6 chỉ số Nikkei trên thị trường tài chính Tokyo tăng mạnh đến 4.9%, đạt 13,514.20 điểm sau khi tỉ lệ phát triển của quý thứ nhất trong năm 2013 được công bố từ 3.5% đến 4.1%.
Hiện nay các quan sát viên cho là các nhà đầu tư sẽ theo dõi để xem liệu chương trình kích thích to lớn do Ngân Hàng Trung Ương Nhật tung ra hồi đầu năm có vực dậy nền kinh tế đã ‘ù lì’ suốt 2 thập niên qua hay không.
 
Thủ Tướng Shinzo Abe khi lên nắm quyền, chủ trương khôi phục kinh tế là chính yếu, cùng với quyết tâm kềm lạm phát khoảng 2%, đã mạnh mẽ thay đổi tỉ giá đồng yen Nhật nhằm làm cho hàng hóa bán ra có sức cạnh tranh đáng kể.
 
Nhưng rõ ràng kinh tế của cường quốc hạng nhì là Trung Quốc đã có vấn đề. Các thông số của TQ vào cuối tuần đều cho thấy từ mậu dịch đến bán lẻ và các hoạt động khác của TQ trong tháng 5 đều yếu kém. Khó khăn kinh tế của TQ còn kéo dài, chưa thể khắc phục ngay được. 
 
 Tại Hoa Kỳ con số việc làm thêm vào thị trường nhân lực vào cuối tuần là 175,000 jobs trong tháng 5, khiến kinh tế Mỹ vẫn phát triển khá bền vững. Chỉ số Dow Jones tăng đến 15,252 điểm cho thấy bối cảnh không ảm đạm.
 
Tỉ giá đô la tăng thêm 1.6% hôm thứ hai đầu tuần, đạt 1 đô la đổi 99.11 yen, trong lúc đồng euro giảm 0.2% với 1 đồng euro dổi được 1.318 đô la. Người ta cho là chính phủ Mỹ sẽ không thay đổi chinh sách tiền tệ thêm một thời gian nữa. 
 
Đào Nguyên source AP
source
Cali Today News

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013

Forget China: Meet The 21st Century's New Export Leader


Loạt bài Trung Quốc sẽ chết như thế nào: Chuẩn bị giả từ Trung quốc, và đón chào “tân đại quốc xuất cảng” của thế kỷ 21

Nhật cũng đang chuyển dần các nhà máy của họ ra khỏi Trung quốc vì tình hình bất ổn do tranh chấp biển đảo Senkaku, khiến cho Trung quốc còn mất thêm một mảng lớn khác của nền kinh tế.
Cali Today News – Một trong những bài viết mà tôi đọc một cách thích thú trong tuần này là bài viết của Joseph Hogue trên hệ thống StreetAuthority Network với tựa đề Forget China: Meet The 21st Century's New Export Leader.
 
Bài viết này nói về một sự thay đổi đáng chú ý trong thời gian tới về xuất nhập cảng liên quan đến Hoa Kỳ.
Trung quốc sẽ chú trọng thị trường tiêu thụ nội địa thay cho thị trường xuất cảng
 
Theo định hướng trong 5 năm tới, Trung quốc sẽ chuyển trọng tâm của nền kinh tế, từ mô hình mẫu của quốc gia xuất cảng sang mô hình phát triển thị trường tiêu thụ nội địa.
 
Nói một cách khác, Trung C(...) không cần nhiều những đôàng đô la hàng hóa xuất cảng nữa. Đó chỉ là cái nhìn từ một góc độ nào đó; thế nhưng, có những vấn đề phức tạp và toàn diện hơn lý do nêu trên, như thị trường lao động của Trung quốc không còn sức hấp dẫn đối với các công ty quốc tế nữa, và sự cạnh tranh quốc tế đang thay đổi tình hình. 
 
Ở một chiều ngược lại, cũng có ý kiến cho rằng thế giới thương mại không cần đến Trung quốc nữa.
Một trong những lý do mà các công ty lớn trên thế giới đổ về Trung quốc trong mấy thập niên qua vì giá lao động tại nơi đây rẻ, thế nhưng, tiền lương ở đây hiện tăng ở mức 12% mỗi năm, và ông Harold Sirkin của tập đoàn The Boston Consulting Group tiên đoán rằng vào năm 2015, giá lao động chế biến tại Trung quốc cũng sẽ cao bằng giá tại Hoa Kỳ. Nếu như tính thêm chi phí vận chuyêån hàng hóa về Mỹ, xa nửa vòng trái đất, thì chi phí còn cao hơn nhiều.
 
Chưa hết, trong thập niên qua, trị giá đồng nhân dân tệ của Trung quốc đã gia tăng 25% và điều này đã khiến cho hàng xuất cảng của Trung quốc trở nên đắc đỏ hơn, so với trước đó, và ngày càng kém hấp dẫn hơn.
 
Và như thế thì giá trị 2.05 ngàn tỷ Mỹ kim mà Trung Quốc đã xuất cảng trong năm ngoái, 2012, có thể hiện đang bước vào giai đoạn mới, chảy về một số quốc gia khác, mà trong đó Mễ Tây Cơ là một quốc gia được xem là thuận lợi nhất để trở nên một “đại lãnh tụ” xuất cảng mới trên thế giới, nhất là đối với thị trường Hoa Kỳ.
 
Có lẽ nhiều người chưa thật sự thấy điều này.
 
Mễ Tây Cơ có dân số chỉ bằng 1/3 dân số Mỹ và 1/10 dân số Trung quốc, và cả chục năm qua, quốc gia này vật lộn với các băng đảng mua bán ma túy và sự tha hóa của bộ máy chính phủ.
 
Tuy có một số bất lợi nói trên, Mễ Tây Cơ lại có những điểm lợi khác: Vận chuyển hàng hóa về Mỹ chỉ tốn¼ phí bằng khoảng 1/4 so với chi phí vận chuyển từ Trung quốc, và quốc gia này có nhiều dầu khí nên năng lượng cần cho sản xuất thì lại rất rẻ.
 
Mễ Tây Cơ trở thành một quốc gia hưởng lợi từ tình hình Trung quốc chuyển hướng kinh tế và thế giới chuyển hướng đầu tư. 
   
 
Cái mất của nước này là cái được của nước khác
 
Theo cuộc thăm dò vào năm 2011 của MFG.com, một thị trường sản xuất trên mạng lớn nhất thế giới, thì có tới 21% các nhà sản xuất Bắc Mỹ khi được hỏi ý kiến đều cho biết rằng họ đã tính mang sản xuất trở lại Hoa Kỳ hay đến một quốc gia nào đó gần với Hoa Kỳ, và có thêm 38% nữa dự tính như thế trong tương lai gần.
 
Trong xu thế này, ngoài một số công ty sẽ “hồi hương” thì một số công ty khác có thể sẽ chọn Mễ Tây Cơ là nơi sản xuất trong thập niên tới. Trong thời gian qua, xuất cảng của Mễ Tây Cơ vào Mỹ gia tăng đáng chú ý: Từ 11% vào năm 2005 lên đến 16% vào năm 2012.
 
Riêng Mễ Tây Cơ xuất cảng nhiều sản phẩm chế biến hơn tất cả các quốc gia Mỹ La Tinh cộng lại.
 
Kinh tế Mễ Tây Cơ phát triển 3.9% vào năm ngoái, và đầu tư trực tiếp của ngoại quốc tăng lên kỷ lục khi các nhà sản xuất trở về lại châu Mỹ. Có khoảng 25% khách hàng kỹ thuật cao của công ty D. W. Morgan – một công ty tiếp vận và vận chuyển toàn cầu có trụ sở tại California – đã “tái định cư” tại Mễ Tây Cơ.
 
Nếu bạn cần có thêm bằng chứng về sự chuyển đổi mạnh mẽ của Mễ Tây Cơ, thì con số di cư đến Mỹ sau khi cộng trừ đã còn là con số zero. Đó là thống kê của Pew Hispanic Center.
 
Mễ Tây Cơ chia chung biên giới khá dài với đệ nhất siêu cường thế giới, Hoa Kỳ, thế nhưng con số di cư đã sụt giảm đáng kể trong thời gian qua và điều này cho thấy rằng thu nhập của dân chúng nước này tăng, đời sống cải thiện và kinh tế đi lên đáng kể.
 
Nếu công ăn việc làm và tiền của chạy về Mễ Tây Cơ, thì máu cũng chảy như thế đối với các quốc gia khác. Cái được của nước này chính là cái mất của nước khác.
 
Sự thay đổi chính sách của chính phủ góp phần lớn vào sự thay đổi
 
Bên cạnh giá sản xuất và chế biến gia tăng ở Á châu thì một nguyên nhân khác khiến công việc chạy về Mễ Tây Cơ chính là do hàng loạt các chính sách cải tổ chính trị và kinh tế của chính quyền tổng thống Enrique Peđa Nieto. Chính nhờ vào chính sách cải tổ này mà Mễ Tây Cơ gia tăng khả năng cạnh tranh của nước này.
 
Mễ Tây Cơ đã ký 44 hiệp định thương mại tự do, nhiều hơn bất cứ quốc gia nào, kể cả những hiệp định với Mỹ và Âu châu.
 
Đảûng PRI (Institutional Revolutionary Party) của tổng thống Peđa Nieto là một đảng xã hội chủ nghĩa, mà trong quá khứ, từng đứng chung với nghiệp đoàn chống lại những nguyên tắc của nền kinh tế tự do.
 
Thực tế kinh tế mới hiện nay đã làm cho nhiều nhà lãnh đạo trong đảng PRI, kể cả tổng thống Peđa Nieto, công khai ủng hộ các chính sách cải tổ kinh tế thị trường tự do và đảng PRI cũng đang lãnh đạo con đường đi đến tự do hóa thị trường.
 
3 đảng lớn của nước này gần đây cũng đã ký những hiệp ước nhằm thương lượng mạnh mẽ với các nghiệp đoàn chính trong chiều hướng kinh tế mới này và cải tổ các ngành năng lượng và viễn thông.
 
Căn cứ vào thống kê thương mại giữa Mỹ và Trung quốc, thì có hai lãnh vực sản xuất quan trọng có thể gây bùng nổ phát triển kinh tế đó là máy móc điện tử (electrical machinery) và dụng cụ phát điện (power generation equipment). Hai lãnh vực này chiếm gần 1/2 (chính xác hơn là 48.6%) trong tổng số 399.3 tỷ Mỹ kim giá trị hàng hóa mà Trung quốc xuất cảng sang Mỹ vào năm 2011.
 
Công ty quan trọng trong việc sản xuất các dụng cụ nói trên là Caterpillar (CAT) đã có 28 nhà máy sản xuất tại Mễ Tây Cơ và còn dự tính sẽ gia tăng hoạt động tại đây.
 
Một ví dụ này cho thấy bằng chứng thế giới đang chuyển động theo hướng bất lợi cho Trung quốc.
 
Ngoài tình hình nói trên, Nhật cũng đang chuyển dần các nhà máy của họ ra khỏi Trung quốc vì tình hình bất ổn do tranh chấp biển đảo Senkaku, khiến cho Trung quốc còn mất thêm một mảng lớn khác của nền kinh tế.
 
Và chúng tôi sẽ có những bài viết khác trong loạt bài với chủ đề Trung quốc sẽ chết như thế nào trong các số báo tới.
 
Nguyễn Xuân Nam
source
Cali Today News

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

Người ngoại quốc đổ xô vào thị trường nhà đất Hoa Kỳ - bài II




Người ngoại quốc đổ xô vào thị trường nhà đất Hoa Kỳ - bài II
(VienDongDaily.Com - 13/04/2013)
Eric Trần/Viễn Đông

Trong vài năm vừa qua, thị trường nhà đất Hoa Kỳ xuống giá, làm méo mặt những người Mỹ hiện đang làm chủ nhà. Thì đó cũng là thời điểm người ngoại quốc đổ xô vào đây để cắm dùi. Tại sao lại bỏ lỡ những cơ hội thuận lợi ngàn năm một thuở để có thể đầu tư vào xứ Mỹ? Giá đất hạ, hối suất đồng đô la xuống thấp, và nếu có phải đi vay lời thì lãi suất cũng bèo bọt, gần như cho mượn không lấy lời... Không tận dụng các lợi điểm này mới là lạ! Trong tình cảnh đó, chúng ta thấy người Nga, người Argentina, người Brazil, người Trung Đông, và rất nhiều người Tầu.... xuất hiện khắp nơi trên đất Mỹ. Tính theo tỷ lệ thì người Tầu tuy có đông, nhưng vẫn là đứng hàng thứ nhì, sau à người Canada.
Tại sao Canada đầu tư vào địa ốc Mỹ?
Canada là nước hàng xóm ở phương Bắc của Hoa Kỳ. Người Canada chiếm tới 24% doanh số nhà đất nước Mỹ bán cho người nước ngoài tính đến tháng Ba năm vừa qua, theo số liệu của Hiệp Hội Địa Ốc Hoa Kỳ NAR. Trang mạng Realtor.com cũng ghi nhận: Tháng nào cũng vậy, người Canada là đông nhất trong số người lên mạng để tìm cơ hội về địa ốc ở gần như mọi thành phố lớn của Hoa Kỳ. Vốn là một cường quốc, và nhiều năm được Liên Hiệp Quốc bình chọn là nơi đáng sống nhất trên hành tinh, không hiểu người Canada còn ham gì ở nước Mỹ?
Vì muốn chuyển xuống sinh sống ở miền nam? Hay chỉ vì tận dụng lợi điểm về hối suất để đầu tư? So với đồng Mỹ Kim thì quả thực đồng Gia Kim (đô la Canada) đang lên giá: Khoảng 10 năm trước, một đồng Gia Kim chỉ bằng từ 65 xu tới 75 xu Mỹ Kim, nhưng trong vài năm gần đây, Gia Kim đã vươn lên ngang ngửa, có lúc còn vượt trội hơn Mỹ Kim nữa. Như vậy rõ là một lợi điểm trong đầu tư đối với người đang giữ đồng tiền Canada đầu tư vào đất Mỹ. Và đồng thời, tình trạng trên cũng cho thấy đất Mỹ là một vùng rất đáng đặt tiền đầu tư kiếm lời.
Sự hiện diện của giới đầu tư Canada hiện thấy khá rõ ở các tiểu bang mà giá đất bị dìm xuống thê thảm như Arizona và Florida, các tiểu bang ngập nắng (sunbelt) và các tiểu bang Trung Tây. Đối với họ, mua nhà ở Mỹ để đầu tư, bằng không cứ giữ đó để lâu lâu về nghỉ mát hoặc sau này về dưỡng già cũng xứng đáng. Ông Bob Krawitz thuộc công ty địa ốc REMAX Signature ở Chicago có thêm một nhận xét, “Vị trí địa dư sát bên nước Mỹ là một điểm thuận lợi cho người Canada đầu tư.”
Ông Krawitz ghi nhận, dân Canada chiếu cố tất cả mọi hạng bậc, từ những căn nhà bị sai áp (foreclosed) trong trạng thái suy thoái trầm trọng cho đến những lâu đài trị giá hàng triệu Mỹ Kim dọc đường Lakeshore Drive ở bãi biển Miami. Đúng vậy, người tứ xứ còn nhìn ra cái mỏ vàng trên đất Mỹ, mà người Canada bên hàng xóm lại không nhận ra sao?
Người ngoại quốc mua nhà ở Mỹ cho …. dân Mỹ thuê
Một chuyên viên thị trường khác, ông Philip Spiegelman, giám đốc International Group, một tổ chức chuyên về kỹ thuật quảng cáo cho giới xây dựng địa ốc nhận xét, “Nói về Nam Mỹ, không thể bỏ qua sự 'xâm nhập' của người Ba Tây (Brazilian), người Argentina tại Miami, tại New York City.”
Tiếp đó là sự hiện diện của người Venezuela, cũng từ Nam Mỹ. Người Venezuela đến Hoa Kỳ để tìm một nơi hạ cánh bình yên cho những đồng tiền họ thu vén được từ xứ sở đầy biến động về chính trị và kinh tế của mình. Và thật là trớ trêu khi nhìn thấy một tình thế đảo ngược, “Người Nam Mỹ vào Miami mua nhà, cho người Mỹ thuê lại. Người ngoại quốc là chủ nhà, còn người bản xứ là người thuê!”
Thế còn người Âu Châu? Ông Spiegelman ghi nhận, người Âu Châu, nhất là người Pháp, trong mấy tháng vừa qua, cũng mua khá nhiều đất đai ở miền Nam Florida. Ông phát biểu, “Sự hấp dẫn ở đây là những vùng đất nhìn ra biển, vốn giá rất cao trước kia, bây giờ cũng rẻ, rẻ, thật là rẻ. Người ta đến đây mua nhà vì cho rằng chắc không bao giờ gặp lại giá rẻ như vậy nữa.”
Giới đầu tư xuất phát từ Châu Á, ngoài người Tầu còn có người Nam Hàn... âm thầm sở hữu những căn nhà đầu tư ngay trung tâm New York. Ông Sang Oh, đặc trách hoạt động Á Châu cho công ty Platinum Properties, phát biểu, “Người Đại Hàn về đây, rất rõ nét trong vòng 1 năm rưỡi vừa qua, đa số muốn mua nhà cho thuê tại những vùng đất giá thuê đang tăng như Flushing, Long Island City....
Ở California, người Á Châu gồm có người Tầu, người Singapore, người Indonesia và người Mã Lai đến đây mua nhà, nhắm vào những căn Condo mới xây sang trọng. Một chuyên gia địa ốc tại Los Angeles, ông Christophe Choo, cho biết, “ngay cả dân Đông Âu như Armenia và Croatia, cũng bỏ ra hàng triệu đô la để mua nhà, trong số đó có nhiều người còn rất trẻ, dưới tuổi 30, họ đang liên tục tạo ra một làn sóng, một trào lưu rất lớn....”
Đó là phản ứng của người ngoại quốc đối với thị trường địa ốc Mỹ. Còn chúng ta, cư dân Mỹ thì sao? Chúng ta nhìn nhận và đánh giá đúng hơn họ, chính xác hơn họ về đất đai của mình chứ? Hay là chúng ta cho rằng cứ việc ở nhà thuê cho nhẹ cái thân, để lại công việc chủ nhà nặng nhọc ấy cho mấy ông bà ngoại quốc lo toan giúp?
Erictran15751@gmail.com

Eric Trần/Viễn Đông
source
Vien Dong Daily

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

Cuộc Đua Ấn-Hoa





Cuộc Đua Ấn-Hoa

  • Written by  Nguyễn-Xuân Nghĩa
  • Wednesday, 09 January 2013 16:13
  • font size decrease font size  
  • Print 
  • Email
Cuộc Đua Ấn-Hoa
PHÂN TÍCH

Việt Tribune
Vì sao Trung Quốc sẽ thua Ấn Độ?

Trả lời cuộc phỏng vấn đầu năm 2013 của mục Tạp Chí Kinh Tế trên đài Phát thanh Quốc tế Pháp RFI tại Paris, về trận đua kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, người viết tỏ vẻ hoài nghi những dự báo rằng kinh tế Trung Quốc sẽ sớm vượt Mỹ để đứng đầu thế giới. Và còn nói ngược rằng có khi Trung Quốc lại bị Ấn Độ bắt kịp! Đâu là cơ sở của lý luận này?

Tương lai không nhất thiết là một dự phóng vạch ra từ quá khứ, nhiều đột biến bất ngờ vẫn có thể xảy ra và làm thay đổi cục diện của các quốc gia. Nhưng nhìn trong trường kỳ, một số chuyển động chậm rãi âm thầm cũng dẫn tới những đổi thay trong từng nước và chi phối tương quan giữa các quốc gia với nhau.
Kể về mệnh giá, sản lượng kinh tế Trung Quốc vừa vượt Nhật Bản vào năm 2010 để đứng hạng nhì thế giới và thực tế thì còn sớm hơn cả chục năm nếu kể về tỷ giá mãi lực hay sức mua của đồng bạc. Trong các nền kinh tế thuộc loại đang phát triển, Trung Quốc là một thị trường lớn và đông dân nhất địa cầu, thực tế là một trung tâm chế biến của toàn cầu, nên được chú ý, thậm chí ngợi ca. Trong phần ngợi ca ấy có rất nhiều điều nhảm nhí, đôi khi còn vì dụng tâm!
Với khác biệt về đà tăng trưởng hàng năm – 7% so với 2% - thì Trung Quốc có thể bắt kịp Mỹ nếu ta phóng lên hai đường tuyến từ quá khứ vào tương lai. Nhiều dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, hay gần đây nhất, của Hội đồng Tư vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (National Intelligence Council), đều nói tới chuyện bắt kịp và vượt qua, vào thời điểm 2016 hay 2030, tùy cách tính.
Nhưng thế giới con người lại không đơn giản như vậy.
Là quốc gia đông dân nhất địa cầu, Trung Quốc có một tỷ 350 triệu dân, hơn Ấn Độ cỡ trăm triệu. Nhưng, do chủ trương kế hoạch hóa gia đình (chính sách "mỗi hộ một con") được áp dụng từ năm 1978, đà tăng trưởng dân số đã bắt đầu chậm lại và Trung Quốc sẽ sớm gặp hiện tượng "lão hóa dân số", với lớp cao niên chiếm một tỷ trọng lớn hơn và nâng cao "tỷ số lệ thuộc", của thành phần lệ thuộc vào sức sản xuất của những người trẻ hơn.
Ấn Độ sẽ sớm bắt kịp Trung Quốc về dân số, với "tỷ số lệ thuộc" thấp hơn nhờ dân số trẻ hơn. Tức là về lượng lẫn phẩm, Ấn có ưu thế cao hơn nếu chỉ tính đến dân số. Hệ thống giáo dục và đào tạo của Ấn còn có ưu thế khác - kể cả di sản về tổ chức của Đế quốc Anh - nên đạt năng suất và cơ hội lao động cao hơn. Đấy là một lẽ.
Sau khi giành lại độc lập năm 1947 và dưới sự lãnh đạo của đảng Quốc Đại theo xu hướng xã hội chủ nghĩa. Ấn Độ học thói Xô viết và đòi quốc hữu hóa nền kinh tế. Điều may mắn là xứ này đã ngay từ đầu áp dụng chế độ dân chủ và tinh thần đa nguyên, nên khi Liên Xô tan rã năm 1991, Ấn đã kịp xoay mà không bị loạn. Ấn đã cải cách kinh tế và chuyển hướng theo quy luật thị trường và 20 năm sau, khu vực quốc doanh chỉ kiểm soát được có 14% của Tổng sản lượng, so với 50% tại Trung Quốc.
Chẳng những vậy, Ấn Độ có truyền thống kinh tế tự do hơn các nước lớn đã áp dụng chế độ độc tài, như Trung Quốc hay Liên bang Nga. Nhờ vậy, tư doanh Ấn có những tổ hợp lớn với sức cạnh tranh đáng kể trên trường quốc tế. Trung Quốc thì chưa vì tập đoàn nào cũng bị nhà nước chi phối, từ ngân hàng đến công nghiệp và dịch vụ, để thực thi chánh sách của đảng, đã kém khả năng cạnh tranh mà còn gây lãng phí và chỉ là hang ổ của tham nhũng.
Nói về tập đoàn tài chánh ngân hàng và khả năng điều tiết kinh tế, các ngân hàng của Ấn phải cạnh tranh bằng tổ chức và năng suất, trong khi Ngân hàng Trung ương là có thẩm quyền tương đối độc lập về chánh sách. Hệ thống Trung Quốc lại khác. Thống đốc Ngân hàng Trung ương có thể bị đá ra khỏi Trung ương đảng - số phận của Chu Tiểu Xuyên – và bề nào cũng chẳng kiểm soát được các ngân hàng thương mại của nhà nước mà còn bị nhiều ủy ban của đảng chi phối để thi hành chánh sách của đảng.
Hậu quả là Trung Quốc chủ quan áp dụng lãi suất rẻ, các ngân hàng của nhà nước phải tài trợ các doanh nghiệp cũng nhà nước qua biện pháp ưu đãi và gây rủi ro, lãng phí trong hệ thống quốc doanh là nơi thu hút một phần tư dân số lao động. Chánh sách điều tiết về tín dụng và tiền tệ của Trung Quốc thật ra còn quá thô sơ so với Ấn Độ. Đòn bẩy sử dụng là biện pháp hành chánh và mức dự trữ pháp định là loại khí cụ thô thiển, lạc hậu và thực tế chỉ là sự phân bố tín dụng nhờ sự can thiệp của nhà nước, hay nhờ quan hệ thân tộc của các đảng viên cao cấp.
Đã vậy, Bắc Kinh còn dọa thiên hạ là sẽ thả nổi đồng Nguyên vào năm 2015 để nâng đồng bạc vào loại "ngoại tệ dự trữ" và ganh đua với các ngoại tệ mạnh. Thực tế thì Bắc Kinh vẫn kiểm soát hối suất để tìm lợi thế cạnh tranh nhờ tiền rẻ và tránh biến động tiền tệ lẫn động loạn xã hội nếu đồng bạc lên giá. Trong khi ấy, đồng Rupee của Ấn được tương đối tự do lên xuống theo quy luật cung cầu chứ không do quyết định của nhà nước. Và hệ thống kiểm soát luồng giao dịch tư bản của xứ này cũng được giải toả, giới đầu tư quốc tế có thể tham gia vào thị trường cổ phiếu của Ấn chứ không bị hạn chế như tại Trung Quốc.
Kết quả chung cuộc về chánh sách là tiêu thụ chiếm 58% Tổng sản lượng Ấn Độ so với 38% của Trung Quốc: kinh tế Trung Quốc vẫn lệ thuộc quá nhiều vào đầu tư (47%) và xuất cảng (29%), mà xuất cảng của xứ này lại thuộc vào loại chế biến, có thể thăng giáng theo chu kỳ trong khi đa số xuất cảng của Ấn lại là loại dịch vụ, rất ít bị ảnh hưởng.
Tiêu thụ mà chiếm một tỷ trọng cao thì cũng có nghĩa là người dân được quyền hưởng, và quyền chọn, và doanh nghiệp phải cạnh tranh để phục vụ sở thích của khách hàng.
Thế giới cứ nói về sức tiết kiệm của người dân Trung Quốc. Đấy là cách nhìn bằng một mắt nên kém chiều sâu: vì Trung Quốc thiếu mạng lưới an sinh và phúc lợi nên ai cũng phải dằn túi thủ thân. Dân Ấn Độ có mức tiết kiệm cũng bằng 30% lợi tức, nhưng vẫn có sức tiêu thụ cao hơn người dân Hoa lục. Mà về khả năng tiêu thụ ấy, họ còn có quyền chọn lựa trong một thị trường then chốt là thông tin và báo chí.
Báo chí Ấn Độ có quyền tự do chứ không bị kiểm soát, dân trí cũng vậy! Trong nền kinh tế tri thức của nhân loại, đấy là một lợi thế của Ấn mà Trung Quốc không có. Huống hồ dân Ấn - rất trẻ, xin nhắc lại – còn có khả năng vượt trội về thuật lý, technology. Và lại thông thạo ngôn ngữ chủ yếu của thế giới hiện đại là Anh ngữ!
Đế quốc Anh chỉ không để lại loại di sản vô hình như ngôn ngữ, bộ máy hành chánh công quyền, hạ tầng cơ sở luật lệ, chế độ dân chủ đại nghị hoặc tinh thần đa nguyên. Vì nhu cầu của họ, người Anh còn sớm phát  triển mạng lưới hỏa xa toả rộng trong lãnh thổ Ấn. Hệ thống giao thông ấy là lợi thế cho việc vận chuyển người và vật trong một lãnh thổ rộng lớn, là điều Trung Quốc chưa có và chưa thể có.
Là một xã hội đa nguyên, từng đã bị khủng bố tấn công, Ấn Độ không nhân danh quyền ổn định và thống nhất quốc gia mà đàn áp dân thiểu số, kể cả những người theo đạo Hồi là tôn giáo xưa kia đã từng thống trị xứ này. Tại Trung Quốc, các sắc tộc thiểu số chỉ là phó thường dân. Và xứ này không thể ổn định nếu ngơi tay đàn áp - mà càng đàn áp thì càng dễ gây ra sức bật!
Sau cùng, xin nhường lời cho một bậc thầy về kinh tế chính trị học.
Milton Friedman là kinh tế gia khét tiếng thuộc trường phái tiền tệ với chủ trương nhiệt liệt đề cao tự do kinh tế. Ông cũng đã từng được mời qua Bắc Kinh diễn thuyết về kinh tế thị trường và quyền tự do chọn lựa của người dân. Ông mất vào tháng 11 năm 2006, ở tuổi 95. Trước khi tạ thế mấy tháng, ông được tờ Wall Street Journal phỏng vấn và bài này được tờ báo phổ biến trong số ra ngày 22 tháng Giêng năm 2007. Ghi như vậy để những người tò mò có thể tìm đọc lại, khi Friedman được tờ báo mời ông so sánh Trung Quốc và Ấn Độ.
Câu trả lời phải làm chúng ta giật mình:
"Trung Quốc vẫn duy trì chế độ tập thể về chính trị và nhân sự trong khi giải phóng dần nền kinh tế thị trường. Tới nay thì điều đó có thành công, nhưng sẽ dẫn tới xung đột vì không thể dung hợp kinh tế tự do với chính trị tập thể. Ấn Độ thì duy trì chế độ dân chủ chính trị nhưng lại quản lý một nền kinh tế tập thể. Bây giờ họ mới bắt đầu giải phóng kinh tế nên sẽ gia tăng mọi quyền tự do, vì vậy xứ này có vị trí khả quan hơn Trung Quốc".
Milton Friedman không là kinh tế gia bình thường, ông nhìn sự việc khác thiên hạ nên là nhân vật hiếm hoi không tỏ vẻ gì là bị mê hoặc về huyền thoại Trung Quốc mà còn tiên báo điều nghịch lý. Có lẽ vì ông nhìn vào nội lực thật của Trung Quốc. Chúng ta nên thử tìm hiểu về nội lực đó khi cả thế giới cứ nói hoài là khi Trung Quốc tỉnh giấc, thiên hạ sẽ bị chấn động.
Thiên hạ có thể chấn động khi Trung Quốc bị Ấn Độ qua mặt và bên trong lại bị động loạn và gặp lại cảnh tam phân. Không thành ngũ đại thì cũng ra thập quốc....[NXN]
source
Viet Tribune

Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2013

Ước Mơ và Ác Mộng của Lãnh đạo Trung Quốc




Ước Mơ và Ác Mộng của Lãnh đạo Trung Quốc

  • Written by  Nguyễn-Xuân Nghĩa
  • Friday, 04 January 2013 00:33
  • font size decrease font size increase font size 
Ước Mơ và Ác Mộng của Lãnh đạo Trung Quốc
Phân tích

Việt Tribune
Mộng Mị Đầu Năm


Được yêu cầu viết về những mơ ước đầu năm, bỉnh bút Nguyễn-Xuân Nghĩa lại nói về chuyện mộng mị - của Trung Quốc – như sau:

Với các nước trên thế giới, không ai có thể nói về tương lai mà lại bỏ qua Trung Quốc, quốc gia có nền kinh tế đứng hạng nhì địa cầu nhờ có một phần tư dân số của nhân loại và đang mơ giấc siêu cường. Vì vậy, nhân buổi đầu năm mà nhìn vào tương lai, nhất là từ giác độ Việt Nam, xin hãy ngó vào Trung Quốc.... Mộng nhiều hơn mị.
Trung Quốc đã qua ba chục năm cải cách kinh tế với tốc độ được đánh giá là ngoạn mục mà vẫn không giải quyết được bài toán nằm trong gia phả là địa dư hình thể của lãnh thổ. Mà nay, tốc độ ngoạn mục đó đã thành dĩ vãng.
Bài toán địa dư hình thể là Trung Quốc chỉ là một ốc đảo trù phú gồm có một phần ba lãnh thổ nằm bên vùng duyên hải. Ốc đảo vì ngoài biển Đông, khu vực này bị sa mạc, núi rừng và thảo nguyên bao vây ở ba góc còn lại. Miền Bắc là sa mạc Tây Bá Lợi Á và thảo nguyên Mông Cổ. Hướng Tây Nam là rặng Hy Mã Lạp Sơn. Phía Nam là núi đèo rừng rú chia cách với Miến Điện, Lào và Việt Nam. Trung Quốc chỉ có hai hướng để thoát ra ngoài, hoặc tràn ra ngoài với binh đội, mà đều là những hướng vất vả: con đường tơ lụa qua ngả Tân Cương và biên giới với Bắc Việt.
Đa số người dân Trung Quốc sống trong ốc đảo miền Đông, khu vực còn lại là một sự trống trải hoang vu của những vùng chưa khai phá. Sau 30 năm tập trung lãnh đạo theo kiểu Mao Trạch Đông và bị khủng hoảng, 30 năm còn lại vẫn chưa thể hội nhập các khu vực quá khác biệt này.
Lý do chính khiến bốn kế hoạch phát triển các vùng nội địa được ban hành từ hơn 10 năm nay đều thất bại nằm trong hệ thống chính trị của Trung Quốc: nền độc tài đảng trị không chấp nhận dân chủ và cũng chẳng muốn áp dụng thể chế liên bang như các nước có lãnh thổ quá rộng với quá nhiều dị biệt phải dung hòa.
Bài toán của Trung Quốc nằm ở bên trong vì quá nhiều mâu thuẫn nội bộ. Nhưng ác mộng của lãnh đạo xứ này là bị các nước sâu xé, hoặc bị dị tộc cai trị như đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử. Vì vậy, họ mắc bệnh "tự kỷ" (autism) trong hệ thần kinh là chỉ suy luận về thiên hạ sự từ góc độ của mình và khó hòa nhập với thế giới bên ngoài. Cụ thể là lối suy luận rằng nếu đảng độc tài có thể đem lại cơm áo cho người dân thì sẽ muôn năm trường trị và nhất thống giang hồ mà khỏi bị thiên hạ sâu xé.
Không quốc gia nào trên thế giới ngày nay lại có âm mưu sâu xé ấy, kể cả đệ nhất siêu cường mắc nợ hiện tại là Hoa Kỳ, hoặc ba cường quốc lân bang là Ấn Độ, Liên bang Nga hay Nhật Bản. Nhưng người tự kỷ lại chẳng nghĩ như vậy nên vẫn sợ bóng sợ gió.
Ngày nay, kết quả xảy ra hoàn toàn trái ngược:
Trung Quốc không thể trở thành siêu cường toàn cầu vì có quá nhiều vấn đề kinh tế, xã hội và chính trị ở bên trong. Nhưng vẫn gây ra mối nguy, hoặc ấn tượng về một mối nguy cho thế giới khiến các quốc gia khác phải dè chừng. Về thực chất, quân đội Trung Quốc còn mất cả chục năm mới bảo vệ được vùng biển cận duyên và nhiều thế hệ mới kiểm soát được vùng biển viễn duyên để khống chế thiên hạ.
Chưa có miếng mà đã sớm mang tiếng là một điều tai hại đã được nhắc đến trong... Binh thư Tôn Tử!
Rồi cũng vì sự dè chừng của các nước, lãnh đạo Trung Quốc càng nghĩ rằng mộng mị của mình về chuyện bị liệt cường sâu xé là đúng, nên càng phải diễu võ dương oai. Chuyện lưỡi bò, Hạm đội Nam hải hay Hộ chiếu đặc biệt trên vùng chiếm đóng của nước khác là biểu hiện của tình trạng ám thị vì tự kỷ. "Thiểm quốc là cọp thật, chứ không phải cọp giấy đâu".
Đâm ra sự hãi sợ của mình dẫn đến nỗi lo ngại của người và cứ thế nuôi nhau trong nghịch lý.

***
Trong khi ấy, nền kinh tế như cái xe đạp của Trung Quốc - không lăn bánh thì đổ - đã chậm lại mà những dị biệt giữa các địa phương và thành phần dân chúng thì tiếp tục mở rộng.
Mâu thuẫn giữa địa dư hình thể và hệ thống chính trị cùng chiến lược phát triển của ba chục năm qua đã dẫn tới một mâu thuẫn đặc thù Trung Quốc: càng tăng trưởng cao thì nội bộ càng phân hóa.
Khu vực duyên hải cùng các thành phố lớn do Trung ương trực tiếp quản lý đã phát triển rất nhanh theo hướng công nghiệp hoá, đô thị hoá và hiện đại hóa – với màu sắc Tây phương, tức là ngoại lai, nhìn từ quan điểm văn hoá Trung Quốc. Các khu vực khiếm khai còn lại thì lẹt đẹt theo sau và đòi trung ương tái phân lợi tức, theo lý tưởng đại đồng với màu sắc Trung Hoa.
Trung ương khó dung hòa những mâu thuẫn đó và tìm sự đồng thuận giữa các địa phương và phe phái bằng mẫu số chung nhỏ nhất nên không giải quyết được vấn đề, và phải trùm lên tất cả một tấm màn nhung của chủ nghĩa dân tộc. Đảng khôi phục lại danh dự và tự ái của Hán tộc đa số và hội nhập toàn dân trong sự hài hòa, trước ý đồ đen tối của ngoại bang.
Vì vậy, mâu thuẫn bên trong được khoả lấp bằng khẩu hiệu bài ngoại, nghĩa là dẫn đến nghịch lý về đối sách của các nước. Dù chẳng muốn sâu xé Trung Quốc, các nước cũng không yên tâm về sức bành trướng kinh tế, ngoại giao và quân sự nên đều chuẩn bị cho kịch bản đen tối nhất, là có xung đột.
Không quốc gia nào trên địa cầu lại vĩnh viễn duy trì được tốc độ tăng trưởng 9-10% một năm. Sự tăng trưởng của Trung Quốc lại chỉ có lượng chứ không có phẩm, vì bất công, không cân đối, thiếu phối hợp nên chẳng bền. Khi cỗ xe đạp hết lăn bánh như xưa, là điều bắt đầu xảy ra, trung ương lâm thế kẹt.
Đà tăng trưởng thiếu phẩm chất đã tích lũy nhiều vấn đề, như bất công xã hội, ô nhiễm môi sinh, bong bóng đầu cơ và núi nợ của khu vực công quyền, kể cả các ngân hàng của nhà nước. Khi  lãnh đạo Trung Quốc muốn cải sửa thì kinh tế toàn cầu lại bị tổng suy trầm từ 2008 làm số cầu về nhập cảng giảm sút. Họ lại phải tống ga thúc đà tăng trưởng cho cỗ xe khỏi đổ. Mà càng bơm tiền thổi lên bong bóng và chất thêm nợ khó đòi và sẽ mất và càng khiến 15 tỉnh thành ở miền Đông chạy theo thế giới và bỏ mặc khu vực nội địa bên trong.

***
Thế hệ lãnh đạo vừa được đưa lên thay thế có thể làm những gì?
Một giải pháp cổ điển là lại bơm thuốc cường dương và, như con thiêu thân đi tìm ánh lửa, sẽ lao vào khủng hoảng. Vì vậy, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương phải nói đến việc cải cách vì phẩm hơn lượng, và tương lai không còn thấy đà tăng trưởng của quá khứ, nên động loạn xã hội sẽ chỉ tăng chứ không giảm.
Giải pháp thứ hai là tập trung lại quyền lực vào tay trung ương để có những điều hợp một cách hợp lý hơn. Dù được thấy từ năm 2003, sau Đại hội 16, đây cũng là điều bất khả.
Ngày nay, chất keo sơn gắn bó mọi chuyện không phải là ý thức hệ hay lý tưởng cộng sản mà là tiền - và chỉ là tiền.
Sức mạnh của các phe phái đang tranh giành ảnh hưởng bên trong có thể được đếm bằng tiền, là từ các cơ sở hái ra tiền, được phân bố cho tay chân và thân nhân các lãnh tụ ở trên. Có nằm mơ, tư bản chủ nghĩa hoang dại của Tây phương cũng không thể ngờ đến một thiên đường như vậy! Vì thế, Trung ương ở trên cùng chỉ là một tập hợp của nhiều phe nhóm và vây cánh nên không thể lấy những quyết định xâm phạm quyền lợi phe nhóm.
Mà tập trung để đi về đâu? Để cải cách kinh tế và chính trị theo kịp thế giới văn minh hay để xoay vào trong theo tinh thần ái quốc kiểu Mao Trạch Đông? Hai hướng này đều được thử nghiệm - như Quảng Đông dưới quyền Bí thư Uông Dương hoặc Trùng Khánh dưới sự lãnh đạo của Bí thư Bạc Hy Lai - mà không thành.
Giải pháp hay giả thuyết sau cùng thì nằm trong gia phả: hiện tượng hợp tan tụ tán trong mấy ngàn năm lịch sử của Trung Quốc sẽ lại tái diễn.
Những vết nứt tự nhiên của địa dư hình thể đã mở rộng vì các thế lực tiền tài ở bên trong và sẽ dẫn tới cảnh tam phân, lục quốc như trong quá khứ. Ở trên cùng, Trung ương như một Thiên tử vô quyền sẽ đành thúc thủ, và chỉ gào thét về tính ưu việt của Hán tộc và những ý đồ mờ ám của thiên hạ. Trong khi các thế lực tài phiệt đỏ thì đã xây dựng quan hệ với bên ngoài, khi hữu sự thì có bãi đáp kinh doanh ở ngoại quốc. Nhìn xem "Thái tử đảng", đám con cháu của các đại công thần cách mạng, ngày nay giàu có đến mức nào, trải thảm an toàn ở nơi nao, thì ta đoán ra sự thể của năm bảy năm tới....
Vì vậy, lưỡi bò hay hộ chiếu có phải là chuyện mộng mị không nào?[NXN]
Last modified on Friday, 04 January 2013 00:37sourceVIET TRIBUNE