Thứ Hai, 30 tháng 11, 2009

Yếu tố lòng tin


Yếu tố lòng tin

Tiến sỹ Nguyễn Quang A

Tiến sỹ Nguyễn Quang A cho rằng cần chú ý tới yếu tố lòng tin

Hôm 25/11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định tăng lãi suất cơ bản từ 7% lên 8%, đồng thời điều chỉnh tỷ giá đồng Việt Nam so với đồng đôla Mỹ.

Tỷ giá chính thức liên ngân hàng từ 17.034 đồng ăn một đôla lên thành 17.961 đồng ăn một đôla, tức đồng tiền Việt Nam mất giá 5.4%.

Biên độ tỷ giá mới dành cho giao dịch mua bán trong ngày giữa tiền đồng và USD là ± 3%. Trước đây là ± 5%.

Các biện pháp này được áp dụng nhằm giảm lượng tín dụng lưu thông trên thị trường, hướng tới ổn định đồng bạc Việt Nam.

Tuy nhiên cũng đã có những than phiền và chỉ trích về quyết định này, nhất là khi chỉ vài tuần trước đó, Thống đốc Ngân hàng Việt Nam Nguyễn Văn Giàu vẫn khẳng định "không phá giá tiền đồng".

Báo chí nước ngoài, như tờ Financial Times, còn nhận định quyết định điều chỉnh tỷ giá của Việt Nam là “trợ giá thô bạo cho giới xuất khẩu trong khi gây phương hại cho tất cả mọi người còn lại”.

Để góp thêm một ý kiến cho độc giả, BBC đã có cuộc phỏng vấn nhanh với Tiến sỹ Nguyễn Quang A từ Hà Nội về chủ đề này.

Tiến sỹ Nguyễn Quang A: Tôi nghĩ điều chỉnh vừa rồi của Ngân hàng Nhà nước là theo một hướng đúng, tuy nhiên phải làm trước đó lâu rồi và phải làm một cách từ từ, linh hoạt chứ không thể để cho tình hình quá căng rồi không chịu được nữa mới điều chỉnh.

Việc điều chỉnh vừa rồi khiến cho nhiều người bị sốc, cho là quá mạnh.

BBC: Nhiều người cho rằng dù vậy, giá tiền đôla vẫn sẽ tiếp tục tăng từ bây giờ tới Tết Nguyên đán?

Tiến sỹ Nguyễn Quang A: Tôi nghĩ là có thể có xu hướng đó. Để can thiệp, nhà nước nên lắng nghe các tín hiệu của thị trường, cân nhắc trong khuôn khổ nguồn lực của mình, và dùng nhiều biện pháp thị trường hơn nữa để hiệu chỉnh linh hoạt vấn đề lãi suất và tỷ giá.

BBC: Thưa ông báo chí nước ngoài có đánh giá rằng biện pháp phá giá tiền Việt Nam chỉ có lợi cho các nhà xuất khẩu Việt Nam, còn gây phương hại cho những người khác, đồng thời gây bất bình ổn trong thị trường khu vực. Ông nghĩ sao về chỉ trích này?

Tiến sỹ Nguyễn Quang A: Tôi cho rằng đây là nhận xét quá "cổ điển" và chưa hợp lý lắm. Thực sự đồng tiền Việt Nam đã bị phá giá trước khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam can thiệp. Trên thị trường gần như hầu hết các doanh nghiệp đã phải giao dịch với một tỷ giá cao hơn nhiều tỷ giá mà nhà nước quy định.

Chính biện pháp can thiệp vừa rồi của Ngân hàng Nhà nước đã giúp làm tình hình dịu đi so với cách đó một số ngày, hoặc vài tuần.

Cho nên tôi nghĩ lập luận như thế không phải là lập luận đứng vững. Nhìn về dài hạn thì có thể nói như thế, nhưng trong trường hợp của Việt Nam mà nói như vậy thì nó hơi... sách vở quá.

BBC: Còn yếu tố ảnh hưởng tới tâm lý trong nước thì sao, thưa ông? Các quyết định gấp rút, đối phó như thế này hẳn cũng kèm theo "tác dụng phụ"?

Tiến sỹ Nguyễn Quang A: Tôi nghĩ đây là vấn đề rất lớn đối với việc hoạch định chính sách ở Việt Nam. Chính sách phải có tín tiên đoán, hoặc chí ít, thông điệp đưa ra phải rõ ràng.

Mới mấy ngày trước còn có quan chức hùng hồn tuyên bố không phá giá đồng tiền Việt Nam. Thế mà sau lại đột ngột có quyết định rất mạnh.

Chuyện này không phải xảy ra một lần mà xảy ra rất nhiều lần như với giá xăng dầu, lãi suất vv...

Đây là điều tối kỵ, vì chính sách kiểu như thế nó không giúp củng cố lòng tin, mà ngược lại, gây xói mòn lòng tin.

*************

source

BBC Vietnamese

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2009

Giá vàng và USD trên thị trường tự do tăng mạnh


Ngày 23.11.2009 Giờ 12:11



Giá vàng tăng cao, các tiệm vàng thưa thớt khách mua bán. Ảnh minh hoạ: Lê Quang Nhật

Giá vàng SJC sáng nay 23.11 mở cửa với giá niêm yết mua vào - bán ra là 27,85 - 28 triệu đồng/lượng. Sau 4 lần thay đổi giá, niêm yết ở các cửa hàng SJC lúc 11g30 là 28,15 - 28,35 triệu đồng/lượng. Tại các cửa hàng vàng bạc tư nhân, giá thay đổi nhanh hơn và mức mua vào - bán ra cũng giãn khoảng cách chênh lệch lớn hơn. Giá niêm yết các tiệm vàng khu vực Lê Thánh Tôn (Q.1) là 28,15 - 28,55 triệu đồng/lượng, một số tiệm vàng khu vực An Đông (Q.5) niêm yết giá 28,15 - 28,70 triệu đồng/lượng, cao gần 1 triệu đồng/lượng so ngày trước. Cá biệt, một vài cửa hàng trên đường Cách Mạng Tháng Tám niêm yết giá bán ra đến 28,75 triệu đồng/lượng. Giá vàng trong nước tăng do giá vàng thế giới vọt lên đến 1.164,1USD/ounce sáng nay.

Giá tăng cao, các tiệm gần như không có khách mua bán. Một số chủ cửa hàng cho rằng có thể giá sẽ tăng đến đỉnh 29 triệu đồng/lượng trong nay mai, nhưng hầu hết người mua đều hy vọng giá sẽ giảm nên chưa mua. Trong khi đó trên các mạng kinh doanh vàng, một số chuyên gia dự báo giá vàng sẽ tăng đến 1.200USD/ounce, giá trong nước sẽ tăng đến gần 30 triệu đồng/lượng.

Cùng tăng với giá vàng, giá USD trên thị trường tự do mở cửa chỉ ở mốc 19.550đ/USD, sau khoảng 5 lần thay đổi giá, đến trưa tỉ giá đã là 19.800 - 19.900đ/USD, có nơi bán ra đến 19.950đ/USD. Nếu tỉ giá đô la Mỹ tiếp tục tăng, giá vàng sẽ tăng thêm bởi hiện nay cách tính giá vàng đều căn cứ theo giá đô la Mỹ trên thị trường tự do.

M.T

**********

source

http://www.sgtt.com.vn/detail41.aspx?newsid=59724&fld=HTMG/2009/1123/59724

Ngày 23.11.2009 Giờ 13:40

23.11: Vn-Index lao dốc mạnh

Trước đà giảm điểm của phiên cuối tuần trước, mở cửa phiên giao dịch chứng khoán hôm nay (23.11), giá cổ phiếu của các ngành đều đảo chiều đi xuống. Chỉ số Vn-Index trên sàn TP.HCM lao dốc mạnh trước lực bán được tung ra thị trường mạnh mẽ, trong khi lực mua ngày càng yết ớt.

Đóng cửa phiên giao dịch, Vn-Index giảm 18,55 điểm tương đương giảm 3,34% so với phiên trước, nằm ở mức 537,29 điểm. Tổng khối lượng giao dịch toàn phiên chỉ đạt 50,3 triệu cổ phiếu, giảm 5,39% so với phiên trước, trị giá 2.402 tỉ đồng (giảm 9,98%).

Đà giảm mạnh nhất được ghi nhận vào những phút giữa của phiên giao dịch khớp lệnh liên tục, nhiều cổ phiếu đang đà giảm điểm mạnh khiến tâm lý nhiều nhà đầu tư lung lay và không ngần ngại đẩy cổ phiếu bán ra với giá sàn.

Nhóm các cổ phiếu có mức tăng điểm tốt thời gian qua như cổ phiếu ngành bất động sản, vật liệu xây dựng, tài chính ngân hàng cũng đều giảm điểm. Nhóm 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường không một cổ phiếu nào tăng điểm, đáng chú ý có 3 mã giảm sàn là PVF giảm 1.700đ (-4,87%) còn 33.200đ/cổ phiếu, BVH đóng cửa ở mức 29.800đ/cổ phiếu, giảm 1.500đ (-4,79%) và HAG giảm 3.500đ (-4,61%) còn 72.500đ/cổ phiếu.

Chỉ số HNX-Index trên sàn Hà Nội đóng cửa ở 179,13 điểm, giảm 5,66 điểm (-3,06%). Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường 22,1 triệu cổ phiếu, trị giá 958 tỉ đồng.

Thu Hằng

source

http://www.sgtt.com.vn/detail42.aspx?newsid=59725&fld=HTMG/2009/1123/59725

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2009

Vàng đặt nền kinh tế trước tình thế mới


Ngày 13.11.2009 Giờ 07:40


SGTT - Giá vàng và đôla ở Việt Nam đã tăng nhanh chóng trong thời gian vừa qua. Chỉ trong vòng một tuần giá vàng đã tăng từ mức 24 lên 29 triệu đồng/lượng. Trong cùng thời gian, giá đôla chợ đen cũng tăng từ mức 18.600 lên 20.000 đồng/USD. Đứng trước tình hình này, chiều ngày 11.11.2009, thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã quyết định cho nhập khẩu vàng trở lại để bình ổn giá vàng. Bài viết này cho rằng, trong khi việc nhập khẩu vàng là cần thiết, nó sẽ tạo ra áp lực lớn lên cán cân thanh toán, gây ra áp lực phá giá VND và do đó sẽ mâu thuẫn với mục tiêu tăng trưởng. Vàng đặt các nhà điều hành chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam vào một tình huống mới.

Giá vàng hình thành như thế nào?

Giá vàng thế giới đạt kỷ lục ngày 12.11 Nguồn: http://www.goldprice.org

Vàng không phải là loại hàng hoá tiêu dùng thông thường. Vàng không bị tiêu huỷ khi sử dụng và nguồn khai thác hàng năm tương đối nhỏ, chỉ khoảng 1% đến 2%, so với tổng lượng vàng tích luỹ. Vì thế, giá vàng được quyết định chủ yếu bởi người đang giữ vàng chứ không phải nhà sản xuất.

Với mỗi người sở hữu vàng thì mỗi lượng vàng có một mức giá bảo tồn (vốn) (reservation price) khác nhau. Một người sở hữu 2 lượng vàng có thể sẵn sàng bán 1 lượng vàng ở mức giá 20 triệu đồng nhưng lại chưa chắc đã bán lượng vàng khác khi giá tăng lên 25 triệu đồng. Khi 1 lượng vàng được giao dịch trên thị trường với mức giá 25 triệu đồng nhưng anh ta chưa bán thì điều này có nghĩa là tại thời điểm đó đối với anh ta vàng có mức giá bảo tồn cao hơn 25 triệu đồng. Vì vậy, trên thị trường vàng, mặc dù tại một thời điểm giá được xác lập bởi người mua và bán cận biên nhưng việc giá vàng tăng hay giảm lại được quyết định bởi mức giá bảo tồn mà đa số mong muốn.

Cần lưu ý rằng, theo kết quả thăm dò do tổ chức GMFS có trụ sở ở London thực hiện năm 2009, thì có tới gần 70% lượng vàng được giữ bởi các cá nhân dưới dạng trang sức hoặc đầu tư cá nhân. Chỉ có 17,6% lượng vàng là được giữ bởi các tổ chức như ngân hàng Trung ương, quỹ tiền tệ quốc tế, và các tổ chức tài chính khác. Lượng giao dịch bởi các ngân hàng Trung ương hàng năm không nhiều. Điều này có nghĩa là giá vàng quyết định chủ yếu bởi đa số các cá nhân giữ vàng. Khả năng tìm kiếm được cơ hội sinh ra lợi nhuận khác của đa số này sẽ quyết định sự thay đổi của giá vàng.

Cụ thể, giá vàng chỉ giảm khi đa số người giữ vàng thấy rằng có cơ hội để tạo ra giá trị cao hơn từ việc chuyển đổi vàng sang tiền. Chẳng hạn một người trước đây sẵn sàng giữ vàng nếu mức giá thấp hơn mức 30 triệu đồng/lượng vì anh ta thấy rằng không có cơ hội nào sinh lợi nhiều hơn là giữ vàng. Nhưng nếu anh ta tìm thấy cơ hội tạo ra lợi nhuận, chẳng hạn mua đất đai hoặc chứng khoán hoặc kinh doanh, thì anh ta sẵn sàng bán vàng ở mức 25 triệu đồng/lượng thay vì tiếp tục giữ vàng.

Vì vậy, bất kể việc trước đây người dân Việt Nam đã tích trữ khá nhiều vàng thì việc sắp tới Nhà nước có cho nhập khẩu thêm vàng về cơ bản cũng sẽ không ảnh hưởng đến giá vàng cũng như xu hướng tích trữ vàng trong nước nếu như những người giữ vàng trong nước chưa tìm thấy cơ hội để tạo ra lợi nhuận tốt hơn. Nếu đa số người giữ vàng thấy rằng mức giá 30 triệu đồng/lượng là mức giá bảo tồn thì họ vẫn sẵn sàng giữ vàng ở mức giá đó. Giá vàng chỉ giảm khi đa số những người giữ vàng thấy rằng nền kinh tế cho họ những cơ hội tốt hơn để tạo ra lợi nhuận. Việc cho phép nhập khẩu vàng chỉ có tác dụng giữ cho giá vàng trong nước bám sát với giá vàng thế giới, hay chính xác hơn là làm cho kỳ vọng tìm được cơ hội tạo ra lợi nhuận ở Việt Nam được nối kết với kỳ vọng tìm được cơ hội tạo ra lợi nhuận trên toàn thế giới.

Giá vàng thế giới trong thời gian tới

Giá vàng thế giới đã dao động mạnh kể từ khi Mỹ bãi bỏ chế độ neo USD với vàng (35 USD/ounce) vào năm 1973. Chỉ trong vòng hai năm kinh tế đình đốn 1978 – 1980, giá vàng đã tăng hơn 30 lần. Đây là giai đoạn mà mọi người bi quan về triển vọng kinh tế thế giới và khi nền kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng đình lạm (stag-inflation). Tuy nhiên, từ năm 1982 cho đến năm 2000, giá vàng đã giảm và dao động ở mức gần 300 – 400 USD/ounce. Đây là thời kỳ nền kinh tế thế giới, đặc biệt là kinh tế Mỹ, đã có những thay đổi mạnh mẽ, tạo ra tăng trưởng cao với mức lạm phát thấp. Người dân luôn tìm thấy cơ hội tạo ra lợi nhuận khiến cho mức giá bảo tồn của vàng được duy trì ở mức thấp. Tuy nhiên, kể từ năm 1997, và đặc biệt từ 2001, nền kinh tế thế giới liên tục bấp bênh. Khả năng tìm kiếm cơ hội tạo ra lợi nhuận ngày càng khó khăn. Giá trị bảo tồn của vàng nhờ đó đã liên tục được đẩy lên cao. Và cho đến ngày hôm qua vàng đã được đẩy lên ngưỡng 1.120 USD/ounce (xem bảng).

Trong thời gian một hoặc hai năm tới, cơ sở để giá vàng giảm chưa xuất hiện vì triển vọng hồi phục kinh tế thế giới tương đối bấp bênh. Nền kinh tế Mỹ và châu Âu vẫn đang có tỷ lệ thất nghiệp cao, ở Mỹ là trên 10% còn châu Âu là gần 10%. Với tư tưởng chính sách toàn dụng lao động chiếm chủ đạo như hiện nay, Mỹ và các nước châu Âu vẫn phải tiếp tục theo đuổi chính sách nới lỏng tiền tệ và tài khoá mở rộng, như FED tuyên bố là ít nhất sáu tháng nữa. Người dân do vậy vẫn tiếp tục kỳ vọng giá cả hàng hoá sẽ tăng (CPI) bất kể các con số thống kê hiện tại cho thấy là chưa có dấu hiệu tăng.

Thêm nữa, các chính phủ sẽ không thể tiếp tục kéo dài các chính sách kích thích kinh tế quá lâu. Đến một thời điểm nào đó, có thể cuối năm sau hoặc sớm hơn, Mỹ và các nước châu Âu bắt buộc phải rút hết các biện pháp kích thích kinh tế. Trong trường hợp xấu, các quốc gia có thể phải thực hiện các chính sách thắt chặt tiền tệ và tài khoá đột ngột. Tốc độ hồi phục kinh tế thế giới vì thế sẽ không thể nhanh, nếu không muốn nói là có thể rơi vào suy thoái một lần nữa. Điều này có nghĩa là, trong một đến hai năm tới, nền kinh tế thế giới sẽ chưa thể có khả năng tạo ra nhiều cơ hội đầu tư bền vững để người ta hạ giá bảo tồn vốn của vàng. Vì thế giá vàng sẽ có thể không tăng mạnh trong năm sau nhưng khả năng suy giảm là ít.

Tóm lại vàng vẫn là công cụ bảo tồn vốn của người dân trên toàn thế giới chừng nào chính phủ các nước còn chưa rút đi các biện pháp can thiệp vào thị trường và chừng nào nền kinh tế toàn cầu chưa thực sự hồi phục từ chính đôi chân của nó. Với tình hình hiện tại thì tôi e rằng chúng ta sẽ không thể nhìn thấy giá vàng giảm cho tới chí ít là đến năm 2011.

Vàng và tình thế mới đặt ra cho các nhà làm chính sách Việt Nam

Ngay cả khi chưa cho phép nhập khẩu vàng trở lại, Việt Nam đã phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan về chính sách để đạt được cả hai mục tiêu: duy trì tăng trưởng và kiềm chế lạm phát. Để duy trì tăng trưởng, trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã phải thực hiện các chính sách mở rộng tín dụng (thông qua biện pháp hỗ trợ lãi suất) và tăng chi ngân sách; trong khi để kiềm chế lạm phát do chính sách kích cầu này gây ra, Nhà nước đã cố gắng duy trì tỷ giá ổn định. Tuy nhiên, chính sách duy trì tỷ giá ổn định lại là nguyên nhân dẫn đến nhập siêu, tạo ra áp lực phá giá VND. Đây là điều mà Chính phủ Việt Nam không muốn, vì nếu phá giá VND thì nền kinh tế mất đi công cụ kiềm chế lạm phát trong khi các chính sách hỗ trợ tăng trưởng vẫn đang tạo ra áp lực lạm phát. Nếu lạm phát bùng phát, thành quả tăng trưởng đạt được trong thời gian vừa qua sẽ bị cuốn trôi.

Việc Việt Nam cho phép nhập vàng trở lại làm cho áp lực phá giá VND càng trở nên mạnh. Căn cứ vào nhu cầu nhập của các năm 2005, 2006, 2007 và 2008 lần lượt là 48 tấn, 91 tấn, 51 tấn và 91 tấn thì giả sử cũng với nhu cầu nhập ở mức tương tự thì nhập khẩu trong năm nay và năm sau cũng phải ít nhất là 50 tấn nếu không muốn nói là lớn hơn nhiều (nếu cân nhắc cả yếu tố trong năm 2008 và đầu năm 2009 Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 37 tấn vàng). Với các kịch bản nhập khẩu vàng khác nhau cộng với giá vàng trên thế giới được duy trì ở mức cao thì Việt Nam sẽ phải bỏ ra từ 1,94 – 4,24 tỉ USD để đảm bảo thị trường vàng liên thông với thế giới.

Trước khi cho phép nhập khẩu vàng trở lại, cán cân thanh toán tổng thể ước tính bị thâm hụt khoảng 1,9 tỉ USD. Nên sau khi cho phép nhập khẩu vàng, thâm hụt của nước ta trong năm 2009 có lẽ sẽ khoảng 2,5 tỉ USD. Nếu giả sử cán cân thanh toán tổng thể năm 2010 khi chưa cho phép nhập khẩu vàng cũng bị thâm hụt ở mức khoảng 2 tỉ USD thì trong năm 2010 mức thâm hụt sau khi cho phép nhập khẩu vàng sẽ lên đến mức từ 4 – 5,5 tỉ USD.

Nếu những phân tích trên đúng, thì áp lực phá giá VND từ giờ đến hết năm sau là rất lớn. Phá giá đồng tiền là điều mà Chính phủ Việt Nam không hề muốn, nên có lẽ trong thời gian tới đây mục tiêu chính sách vĩ mô sẽ phải chuyển hướng theo đó bảo vệ VND cần được đưa lên hàng đầu, trước cả chính sách kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.

Nếu thế, Chính phủ có lẽ nên cân nhắc một loạt các giải pháp song song với việc cho phép nhập khẩu vàng để giảm áp lực mất cân đối cán cân thanh toán, chẳng hạn dừng một số các biện pháp kích thích kinh tế gây ra nhập siêu, ngay cả sẽ khiến cho tăng trưởng bị giảm sút; tăng lãi suất cơ bản để VND trở nên hấp dẫn hơn; và thậm chí chủ động vay một lượng ngoại tệ lớn của nước ngoài để dự phòng.

Cần lưu ý rằng bảo vệ VND không có nghĩa là cố duy trì VND ở một mức tỷ giá cố định. Bảo vệ ở đây theo nghĩa để VND điều chỉnh phản ánh đúng giá trị thực của nó trong tương quan với các đồng tiền khác trên thế giới thay vì bị mất giá bởi các yếu tố đầu cơ và tâm lý. Xây dựng một chế độ tỷ giá theo đó người dân có thể tiếp cận mua hoặc bán ngoại tệ trực tiếp cho các ngân hàng vào bất kỳ thời điểm nào (trừ một số trường hợp khẩn cấp) thay vì phải ra chợ đen có lẽ là một mục tiêu mà ngân hàng Nhà nước nên theo đuổi.

Đinh Tuấn Minh
Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách – VEPR,
trường đại học Quốc gia Hà Nội

**************************************

source

http://www.sgtt.com.vn/Detail23.aspx?ColumnId=23&newsid=59352&fld=HTMG/2009/1112/59352

Thứ Hai, 9 tháng 11, 2009

Lãi suất bình quân liên ngân hàng: VND giảm, USD tăng


Thứ Ba, 10/11/2009 - 5:46 AM


(Dân trí) - Lãi suất bình quân VND trên thị trường liên ngân hàng đối với các kỳ hạn ngắn (dưới 3 tháng) đã giảm rõ rệt so với tuần trước, với mức giảm từ 0,29% đến 0,42%/năm. Còn lãi suất USD đối với các kỳ hạn 2 tuần và 6 tháng có xu hướng tăng nhẹ.
(ảnh: Quý Đoàn).
Theo thống kê từ Ngân hàng Nhà nước, doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng tuần từ 2 - 7/11 đạt xấp xỉ 72.736 tỷ VND và 2.620 triệu USD, bình quân đạt khoảng 14.457 tỷ VND/ngày và 524 triệu USD/ngày.
Trong đó, doanh số giao dịch qua đêm chiếm khoảng 41% tổng doanh số giao dịch bằng VND. So với tuần trước, doanh số giao dịch tuần này có sự tăng lên cả bằng VND và USD, với doanh số bằng VND tăng 753 tỷ đồng, bằng USD tăng 764 triệu USD.
Lãi suất giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng bằng VND đối với các kỳ hạn ngắn (dưới 3 tháng) đã giảm rõ rệt so với tuần trước, với mức giảm khá đồng đều từ 0,29% đến 0,42%/năm. Lãi suất cho vay cao nhất là 10,5%/năm (phát sinh đối với các kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng), lãi suất cho vay thấp nhất là 5%/năm (không tính lãi suất không kỳ hạn).
Lãi suất bình quân kỳ hạn 12 tháng giảm nhẹ (0,23%/năm); lãi suất bình quân các kỳ hạn còn lại (3 tháng và 6 tháng) tăng so với lãi suất tuần trước, tuy nhiên mức tăng rất ít. Lãi suất bình quân qua đêm giảm xuống còn 7,24%/năm. Lãi suất bình quân kỳ hạn 6 tháng cao nhất và ở mức 10,14%/năm.
Ngược lại, lãi suất giao dịch bình quân bằng USD đối với các kỳ hạn 2 tuần và 6 tháng có xu hướng tăng nhẹ, lãi suất bình quân đối với các kỳ hạn còn lại có xu hướng giảm so với mặt bằng lãi suất bình quân tuần trước.
Mức biến động đối với các kỳ hạn từ 0,05% đến 2,05%/năm. Lãi suất bình quân cao nhất là 2,92%/năm, lãi suất các kỳ hạn còn lại dao động từ 0,66%/năm đến 1,31%/năm. Các giao dịch phát sinh chủ yếu ở các kỳ hạn ngắn, các kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng phát sinh rất ít.
Cũng trong tuần qua, lãi suất tiền gửi VND của nhóm NHTM nhà nước (Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngoại thương) điều chỉnh tăng từ 0,1 - 0,3%/năm, một số NHTM cổ phần (Ngân hàng Á Châu, Hàng Hải, Đại Á, Miền Tây, Sài Gòn - Hà Nội, Sài Gòn, Nhà Hà Nội) điều chỉnh tăng từ 0,2 - 0,5%/năm.
Lãi suất huy động USD tăng khoảng từ 0,2 - 0,4%/năm, tập trung chủ yếu ở nhóm NHTM cổ phần (Ngân hàng Á Châu, Hàng Hải, Đại Á, Miền Tây, Sài Gòn - Hà Nội, Sài Gòn, Nhà Hà Nội, Đông Nam Á).

Dư nợ cho vay HTLS lên tới 418.576 tỷ đồng

Theo báo cáo nhanh của các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất (HTLS) bằng đồng Việt Nam đến ngày 5/11 là 418.576,21tỷ đồng. So với ngày 29/10, số dư nợ cho vay tăng 5.370,52 tỷ đồng (tương đương tăng 1,3%).

Nếu phân theo đối tượng khách hàng vay vốn, thì doanh nghiệp nhà nước 63.226,91 tỷ đồng; doanh nghiệp ngoài nhà nước (công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…) 288.123,37 tỷ đồng; hộ sản xuất là 67.226,06 tỷ đồng.

An Hạ
source
http://dantri.com.vn/c76/s76-360885/lai-suat-binh-quan-lien-ngan-hang-vnd-giam-usd-tang.htm

ACB - Giới thiệu dịch vụ: Cho vay trả góp mua nhà ở, nền nhà, xây dựng, sửa chữa nhà.


ACB - Giới thiệu dịch vụ: Cho vay trả góp mua nhà ở, nền nhà, xây dựng, sửa chữa nhà.
13-Tháng Tư-2008 08:06


CHO VAY TRẢ GÓP MUA NHÀ Ở, NỀN NHÀ

Cho vay trả góp mua nhà ở, nền nhà là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng mua được nhà, nền nhà đúng theo mong muốn.



Đối tượng & điều kiện:
  • Cá nhân, hộ gia đình người Việt Nam.
  • Có thu nhập ổn định, đủ đảm bảo khả năng trả nợ cho Ngân hàng.
  • Có vốn tự có tham gia vào việc mua bán, chuyển nhượng nhà, nền nhà.
  • Có tài sản thế chấp, cầm cố (nhà, đất, sổ tiết kiệm, . . .) dùng để bảo đảm thuộc sở hữu của chính người vay hoặc được thân nhân có tài sản thế chấp, cầm cố bảo lãnh. Tài sản thế chấp có thể là chính căn nhà, nền nhà dự định mua hoặc bằng tài sản khác.
Đặc tính sản phẩm:
  • Thời gian cho vay: Lên đến 120 tháng.
  • Loại tiền vay: VND hoặc vàng (SJC 99,99).
  • Mức cho vay: Tùy vào nhu cầu và khả năng trả nợ của khách hàng.
  • Lãi suất: Theo lãi suất quy định hiện hành của ACB.
  • Phương thức trả nợ: Trả lãi hàng tháng và vốn trả vào cuối kỳ (nếu vay ngắn hạn) hoặc trả dần (vốn + lãi) hàng tháng (nếu vay trung dài hạn).
Thủ tục vay:
  • Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu của ACB)
  • Hồ sơ pháp lý: CMND/Hộ chiếu, Hộ khẩu/KT3, Giấy đăng ký kết hôn/xác nhận độc thân, … của người vay, người hôn phối và bên bảo lãnh (nếu có).
  • Tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn: Giấy tờ căn nhà, nền nhà dự định mua (thủ tục bắt buộc), Giấy thỏa thuận hoặc Hợp đồng mua bán nhà do 02 bên lập (nếu có).
  • Tài liệu chứng minh thu nhập: Hợp đồng lao động, Xác nhận lương, Hợp đồng cho thuê nhà, thuê xe, giấy phép kinh doanh,… của người vay và người cùng trả nợ.
  • Chứng từ sở hữu tài sản đảm bảo.
Liên hệ:

Để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết về sản phẩm, Quý khách vui lòng liên hệ:

CHO VAY TRẢ GÓP XÂY DỰNG, SỬA CHỮA NHÀ

Cho vay trả góp xây dựng, sửa chữa nhà là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng xây dựng sửa chữa, trang trí nội thất căn nhà của mình đúng theo ý thích.


Đối tượng & điều kiện:
  • Cá nhân, hộ gia đình người Việt Nam.
  • Có khả năng trả nợ, có vốn tự có tham gia vào việc xây dựng, sửa chữa nhà.
  • Có giấy phép xây dựng, sửa chữa do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định (trừ các trường hợp sửa chữa nhỏ).
  • Có tài sản thế chấp, cầm cố (nhà, đất, sổ tiết kiệm, . . . ) dùng để bảo đảm thuộc sở hữu của chính người vay hoặc được thân nhân có tài sản thế chấp, cầm cố bảo lãnh. Tài sản thế chấp có thể là chính căn nhà, nền nhà dự định xây dựng hoặc bằng tài sản khác.
Đặc tính sản phẩm:
  • Thời gian cho vay: Lên đến 84 tháng.
  • Loại tiền vay: VND hoặc vàng (SJC 99,99).
  • Mức cho vay: Tùy vào nhu cầu và khả năng trả nợ của khách hàng.
  • Lãi suất: Theo lãi suất quy định hiện hành của ACB.
  • Phương thức trả nợ: Trả lãi hàng tháng và vốn trả vào cuối kỳ (nếu vay ngắn hạn) hoặc trả dần (vốn + lãi) hàng tháng (nếu vay trung dài hạn).
Thủ tục vay vốn:
  • Giấy đề nghị vay vốn : Theo mẫu của ACB.
  • Hồ sơ pháp lý: CMND/Hộ chiếu, Hộ khẩu/KT3, Giấy đăng ký kết hôn/xác nhận độc thân, … của người vay, người hôn phối và bên bảo lãnh (nếu có).
  • Tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn: Giấy phép xây dựng, sửa chữa nhà, hợp đồng thi công, dự toán công trình (nếu có).
  • Tài liệu chứng minh thu nhập: Hợp đồng lao động, Xác nhận lương, Hợp đồng cho thuê nhà, thuê xe, giấy phép kinh doanh,… của người vay và người cùng trả nợ.
  • Chứng từ sở hữu tài sản đảm bảo.

Vàng trong nước vọt qua mức 26 triệu đồng/lượng


Thứ Hai, 09/11/2009, 12:08 (GMT+7)


TTO - Trưa ngày 9-11, giá vàng trong nước được đẩy lên 26,25 triệu đồng/lượng, cao hơn giá vàng của ngày hôm qua (8-11) hơn 600.000 đồng/lượng. Một số tiệm vàng tại khu vực chợ Bà Chiểu (Q.Bình Thạnh) niêm yết giá bán ra lên đến 26,30 triệu đồng/lượng.

Với mức giá vượt 26 triệu đồng/lượng, người dân sẵn sàng bán vàng để chốt lời - Ảnh: Minh Đức

Đại diện cửa hàng vàng Mi Hồng 2 (đường Lê Quang Định, Bình Thạnh) cho biết, khi giá vàng lên 26 triệu đồng/lượng, khách hàng đến giao dịch lai rai, chủ yếu là đến xem tình hình giá vàng.

Tuy nhiên, chị Nguyễn Thị Mộng Kiều - cửa hàng SJC Nguyễn Thị Minh Khai cho biết, sáng 9-11, lượng khách đến bán vàng để chốt lời đông hơn những ngày trước khi giá vàng vượt 26 triệu đồng/lượng.

Lúc 11g30 trưa nay, giá vàng thế giới lên mức 1.104,42 USD/ounce. Theo phòng phân tích Công ty vàng Việt Nam, vàng tăng cao kỷ lục trong phiên New York cuối tuần qua sau báo cáo kinh tế ở Mỹ cho thấy tỷ lệ thất nghiệp vượt quá 10%, lần đầu tiên kể từ năm 1983 và thông tin việc làm sụt giảm thấp hơn dự kiến đã thúc đẩy nhu cầu nắm giữ an toàn trong vàng.

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, phó phòng kinh doanh vàng Ngân hàng Việt Á, xét trung hạn, giá vàng thế giới có thể lên đến 1.500 USD/ounce vì giới đầu tư kỳ vọng tin xấu từ đồng USD.

Nếu kinh tế thế giới hồi phục, lạm phát gia tăng thì đồng USD sẽ mất giá. Khi đó, nhà đầu tư không dám giữ USD mà chuyển sang nắm giữ vàng - để bảo toàn vốn. Hiện tại, giá vàng thế giới là 1.104,42 USD/ounce, tương đương mức 23,793 nghìn đồng/lượng; trong khi đó, giá vàng trong nước tại TP.HCM là 26,05 triệu đồng/lượng, tại Hà Nội là 26,07 triệu đồng/lượng -chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá thế giới ở mức gần 2,5 triệu đồng/lượng, theo ông Tuấn, trong tình hình này Ngân hàng nhà nước nên cho nhập vàng để kéo giá vàng trong nước gần với giá vàng thế giới.

H.NHỰT

source

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=346915&ChannelID=11

Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2009

Tỷ phú Warren Buffett lại lời to


Hôm 6/11, tập đoàn Berkshire Hathaway của tỷ phú giàu thứ 2 thế giới Warren Buffett đã công bố lợi nhuận quý 3 tăng gấp 3 lần cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, lãi ròng của Berkshire Hathaway đạt 3,24 tỷ USD, tương đương 2.087 USD/cp, gấp 3 lần so với mức 1,06 tỷ USD (khoảng 682 USD/cp) trong quý 3/2008.

Mô tả ảnh.
Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett. (Ảnh: Businessweek)

Lãi hoạt động, không bao gồm một số khoản đầu tư và tiền thu từ hoạt động phái sinh, đạt 1.325 USD/cp, cao hơn mức dự báo 1.267 USD/cp của giới phân tích theo điều tra của Bloomberg trước đó.

Nếu chỉ tính riêng các hoạt động phái sinh thì mức lãi vào khoảng 1,73 tỷ USD, so với mức thua lỗ 1,26 tỷ cùng kỳ năm ngoái.

Berkshire Hathaway nguyên là một nhà máy dệt thành lập năm 1839. Năm 1962, Buffett bắt đầu mua cổ phiếu của Berkshire và tới năm 1965 thì nắm giữ đa số tại công ty này.

Đến năm 1985, do không cạnh tranh nổi với các nhà máy dệt ở nước ngoài, Buffett dừng hoạt động sản xuất của Berkshire, chỉ giữ lại tên của công ty này cho tập đoàn đầu tư của ông.

Thương vụ Berkshire là một trong những quyết định đầu tư sáng suốt nhất của tỷ phú Buffett. Khi ông bắt đầu mua cổ phiếu của Berkshire, giá cổ phiếu này mới là 7,6USD. Còn ngày nay, giá của nó đã lên hơn 100.000USD.

(Theo BBC)

Thông tin trên đã khiến cổ phiếu của Berkshire trên thị trường chứng khoán New York lập tức tăng giá mạnh. Tính đến 4h15 chiều ngày 6/11 (giờ địa phương), giá mỗi cổ phiếu này đã tăng 500USD lên 102.400USD.

Cổ phiếu của Berkshire đã tăng 12% trong quý 3, mức tăng theo quý tốt nhất kể từ năm 2007 đến nay.

Việc chỉ số S&P 500 tăng điểm mạnh trong hai quý vừa qua, đã giúp nâng danh mục đầu tư cổ phiếu của Berkshire, tăng giá trị các hoạt động phái sinh và thúc đẩy những hoạt động đầu tư của tỷ phú Buffett từ năm ngoái.

Tỷ phú Warren Buffett hiện là cổ đông lớn nhất tại American Express, Wells Fargo & Co và Coca-Cola. Quý 3 vừa qua, cổ phiếu American Express tăng 46%, Wells Fargo & Co tăng 16%, còn Coca-Cola tăng 12%.

Thêm vào đó, hôm 3/11 vừa qua, tỷ phú Warren Buffett cũng đã công bố thương vụ thâu tóm có giá trị lớn nhất từ trước đến nay.

Ông bỏ ra 26 tỷ USD để mua lại Burlington Northern Santa Fe (BNSF), công ty kinh doanh hệ thống đường sắt lớn nhất nước Mỹ.

Trong tổng số tiền đầu tư, ông sẽ trả cho BNSF 16 tỷ USD bằng tiền mặt. Với sự hỗ trợ về tài chính của Berkshire, BNSF có thể đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng, đặc biệt ở miền Tây nước Mỹ, địa bàn hoạt động chính của BNSF.

Doanh thu năm 2008 của BNSF là 18 tỷ USD, nhiều hơn 1 tỷ USD so với đối thủ cạnh tranh Union Pacific Corp. Ngay sau khi thông tin trên được công bố, cổ phiếu của BNSF tăng tới 27,51% lên 97 USD/cổ phiếu.

  • Việt Hà (theo Bloomberg)
  • ******************
  • source
  • http://www.vietnamnet.vn/kinhte/200911/Ty-phu-Warren-Buffett-lai-loi-to-877511/
  • Tỷ phú Warren Buffett lại lời to

    Cập nhật lúc 09:41, Thứ Bảy, 07/11/2009 (GMT+7)

Thứ Năm, 5 tháng 11, 2009

'Vòng luẩn quẩn' tiền đồng?



Việt Nam đang bị rơi vào “vòng luẩn quẩn” giữa việc giảm giá tiền đồng để thúc đẩy xuất khẩu và tác động của việc giảm giá đó đối với lòng tin về tiền đồng.

Đó là nhận xét của ngân hàng đầu tư Morgan Stanley trong bài của Bloomberg ra ngày 04 tháng 11.

Bài báo nói Việt Nam có thể sẽ hạ giá tiền đồng xuống khoảng 4%, tức một đôla đổi được 18.500 VND, theo đánh giá của Australia & New Zealand Banking Group Ltd.

Trong khi đó Citigroup Inc dự kiến tỷ giá chính thức của tiền đồng so với đôla Mỹ ở mức 18.100 VND/1 đôla vào cuối tháng 12, và HSBC Holdings plc dự báo mức tỷ giá 18.200 VND.

Các kinh tế gia của Morgan Stanley trong nghiên cứu vừa được đưa ra nói "việc giảm giá tiền đồng một lần có thể sẽ tạo việc người ta dự kiến sẽ giảm giá thêm nữa và dẫn đến việc có thêm nhiều người giữ đôla”.

“Kết quả là ngân hàng nhà nước phải trữ thêm đôla để giữ giá tiền đồng.”

Tiền đồng yếu hơn có thể giúp đẩy mạnh xuất khẩu, vốn bị giảm 14% trong 10 tháng qua, và cũng làm giảm nhu cầu nhập khẩu.

Tỷ giá chính thức ở mức 17.860 VND so với đồng USD vào lúc 3 giờ chiều tại Hà Nội, từ mức 17.486 VND từ hồi cuối năm 2008.

Tỷ giá ở chợ đen là 18.620 VND/1 đôla, theo trang thông tin dịch vụ của VNPT.

Sức ép giảm giá

Khoảng cách giữa hai tỷ giá cho thấy tiền đồng đang chịu áp lực, Morgan Stanley cho biết.

Morgan Stanley cũng cho rằng chính sách quản lý tiền đồng đã dẫn đến việc giảm giá trị dự trữ ngoại hối từ 24 tỷ đôla (hồi cuối năm ngoái) xuống còn 16 tỷ đôla, Morgan Stanley cho biết.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết trong tháng trước rằng họ tìm vay từ các tổ chức như Ngân hàng Phát triển Châu Á và Ngân hàng Thế giới để phòng tiền đồng bị bất ổn.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giữ lãi suất cơ bản ở mức 7% từ tháng Hai sau khi cắt lãi suất từ mức 14% hồi tháng 10 năm 2008.

Vào tuần trước Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nói họ dự định giữ tỷ giá không đổi cho tới đầu năm 2010.

Citigroup nói hồi tháng Chín rằng việc duy trì chính sách tiền tệ hiện nay là không bền vững trong bối cảnh có chỉ dấu lạm phát có thể tăng.

************************************

source

Cập nhật: 10:15 GMT - thứ năm, 5 tháng 11, 2009

BBC Vietnamese

Thứ Hai, 2 tháng 11, 2009

VN-Index tiếp tục lao dốc, xuống dưới 540 điểm


- Sau phiên tuột dốc gần 5% hôm qua, sáng nay (3/11) đa số các cổ phiếu lớn nhỏ trên cả hai sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội lại ồ ạt giảm giá kịch sàn. Chỉ số VN-Index tụt xuống dưới 540 điểm, trong khi HNX-Index về gần 180 điểm.

1
Sáng 3/11: VN-Index tiếp tục lao dốc, xuống dưới 540 điểm. (Ảnh: LAD)

“Bao nhiêu thành quả thu được trong hơn một tháng qua đã mất sạch trong 3-4 phiên. Các cổ phiếu đồng loạt giảm giá ở mức độ rất nhanh. Hầu hết đã về mức cuối tháng 8 đầu tháng 9”, ông Đoàn - một nhà đầu tư tại SASC sáng nay cho biết.


Theo ông Đoàn và nhiều nhà đầu tư khác, thị trường sáng nay tiếp tục diễn biến theo chiều hướng rất xấu. Lực mua vào yếu trong khi áp lực xả hàng dữ dội. Giá cổ phiếu càng xuống đi đôi với việc áp lực bán giá sàn để thu tiền về càng lớn.

“Thêm một phiên nữa không có tín hiệu nào bùng lên cả. Bull-trap (bẫy tăng giá) cũng không có. Các nhà đầu tư lớn dường như đang đứng nhìn và đợi thị trường xuống tiếp. Thông tin tốt từ thị trường Mỹ và Trung Quốc cũng không may mảy làm thị trường bớt cảnh rớt thê thảm”, ông Tiến - một nhà đầu tư nói.

Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 22,06 điểm (-3,93%) xuống 539,65 điểm.

Hôm qua, chỉ số này đã giảm 4,4%.

Giá giảm mạnh, lực mua bắt đáy tăng lên gần 61 triệu đơn vị, trị giá 3.068 tỷ đồng.

Tuy nhiên, nhìn chung trên thị trường, sức mua như vậy là rất yếu so với áp lực bán.

Vào cuối phiên, rất nhiều mã giảm sàn và có dư mua trống trơn.

Trong số 180 cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ, 173 mã giảm giá, 11 mã tăng giá và 0 mã đứng giá.

Trên sàn Hà Nội, tới 10h45 chỉ số HNX-Index đang giảm 6,2 điểm (-3,3%) xuống 181,82 điểm.

Trong 229 mã, có 200 mã giảm giá, 5 mã đứng giá và 25 mã tăng giá.

  • Hà Linh
  • *****************
  • source
  • http://www.vietnamnet.vn/kinhte/200911/Sang-3/11-VNIndex-tiep-tuc-lao-doc-xuong-duoi-540-diem-876735/
  • VN-Index tiếp tục lao dốc, xuống dưới 540 điểm

    Cập nhật lúc 10:46, Thứ Ba, 03/11/2009 (GMT+7)

Warren Buffett và các dự án đầu tư tốt nhất




Warren Buffett không dựa vào vốn ngân hàng nhiều khi đầu tư.

Khi Warren Buffett mua Berkshire Hathaway hồi những năm 1960, đây là một nhà máy dệt tại New England.

Sau đó ông đóng cửa dây truyền sản xuất khi thấy doanh nghiệp nay không thể sinh lời, nhưng giữ lại tên công ty và chuyển thành dạng công ty đầu tư.

Berkshire Hathaway là bộ mặt công ty của Warren Buffett.

Đây là công ty quản lý các dự án đầu tư và các doanh nghiệp mà ông Warren Buffett đã mua.

Vậy Warren Buffett chọn nơi nào để đặt tiền của mình?

Berkshire Hathaway (1965)

Nhà máy dệt này được thành lập năm 1839, vào những năm 1950, Berkshire Hathaway đã tăng số nhà máy lên 15 và tuyển dụng 12.000 lao động. Từ năm 1962, Warren Buffett bắt đầu mua cổ phiếu của Berkshire Hathaway và đến 1965 ông là cổ đông nắm đa số cổ phần.

Năm 1985, đối diện với cạnh tranh từ lao động rẻ hơn tại các nhà máy ở nước ngoài, nhà máy dệt này phải đóng cửa. Ông Warren Buffett thừa nhận rằng Berkshire Hathaway không phải là một trong các quyết định đầu tư tốt nhất của mình.

Tuy nhiên, giá cổ phiếu lại phản ánh một câu chuyện khác: Ông Buffett bắt đầu mua cổ phiếu của Berkshire Hathaway khi có giá 7,60đôla/một cổ phiếu. Ngày nay, mỗi cổ phiếu của tập đoàn Berkshire Hathaway có giá trị khoảng 100 ngàn đôla.

Geico (1951-1996)

Warren mua nửa triệu cổ phiếu của Geico hồi thập niên 1970

Câu chuyện về sự tham gia vào công ty Geico bắt đầu từ năm 1951, khi ông thấy ấn tượng và thán phục người cố vấn kinh doanh cho mình là Benjamin Graham, một cây bút kinh doanh và cũng là nhà đầu tư. Ông Graham là một nhà đầu tư trong ngành bảo hiểm, và Warren thời còn trẻ đã tới thăm công ty Geico ở Washington và bắt đầu mua một số cổ phiếu.

Geico's tiếp tục thành công trong suốt thập niên 50 và 60, nhưng khoảng giữa thập niên 70 thì công ty khó khăn về tài chính. Năm 1976 ông Buffett, thông qua Berkshire Hathaway mua nửa triệu cổ phiếu trong công ty, và giá trị cổ phiếu này tăng bốn lần chỉ trong sáu tháng.

Hai mươi năm sau, chu kỳ suy thoái kinh doanh khiến công ty không thành đạt và lại tạo điều kiện cho ông Buffett cơ hội để mua cả công ty với giá 2.3 tỷ đôla.

Dự án đầu tư này, cùng với các công ty bảo hiểm khác của Berkshire Hathaway tạo nguồn tiền khiến ông Buffett và đối tác của ông là Charlie Munger không cần phải vay mượn tiền ngân hàng.

Dairy Queen (1998)

Buffett thích ăn kem và là người biết chớp lấy cơ hội kinh doanh ông đã mua Dairy Queen với giá 585 triệu đôla.

Với logo quen thuộc, công ty kem được thành lập vào năm 1940 đã mở rộng tới hơn 5.700 cửa hàng từ Omaha đến Oman.

Dairy Queen nay kinh doanh cả hamburger và khoai tây chiên cũng như nước ngọt Coca-Cola.

Buffett cũng có cổ phần lớn trong công ty Coca-Cola.

Kể từ năm 2005, Dairy Queen đã mở rộng hoạt động kinh doanh và gần đây công bố sẽ mở thêm 500 cửa hàng tại Trung Quốc trong những năm tới.

Coca-Cola (1988)

Coca-Cola hiện có giá hơn 10 tỷ đôla.

Ông Buffett nói rằng ông thích các doanh nghiệp mà ông có thể am hiểu.

Mô hình kinh doanh Coca-Cola dường như không đơn giản như người ta nghĩ vì liên quan đến sản xuất nước ngọt và nhà máy đóng chai riêng – thế nhưng không phải mô hình quá khó.

Lần đầu tiên được sản xuất vào năm 1895 như nước xi-rô, cách thức quảng cáo và kiểu chai độc đáo khiến Coke nổi tiếng trên toàn cầu.

Trong những năm 1980, ông Buffett tin rằng giá cổ phiếu Coca-Cola không phản ánh được giá trị ổn định thực sự của công ty, thương hiệu cũng như cơ hội phát triển, do đó, ông bắt đầu mua cổ phiếu của hãng này.

Nay với 8,6% cổ phần trong công ty, nỗ lực của Berkshire Hathaway với công ty một thời bị niêm yết dưới giá này mang lại kết quả lớn bởi nay có giá hơn 10 tỷ đôla.

Goldman Sachs (2008)

Warren Buffett là vị cứu tinh của Goldman Sachs trong cuộc khủng hoảng tài chính tại Wall Street vào năm ngoái.

Vào ngày 23 Tháng 9 năm 2008, Berkshire Hathaway đầu tư 5 tỷ đôla vào tập đoàn tài chính này.

Chỉ trong vòng giờ, cổ phiếu của Goldman đã tăng 6%.

Ông Buffett đã ủng hộ độ tự tin đối với Goldman, và đồng thời, bảo đảm được quyền lợi cho Berkshire, với việc Goldman đồng ý trả Berkshire Hathaway cổ tức 10% hàng năm đối với cổ phiếu ưu tiên, bất kể giá cổ phiếu phổ thông của Goldman Sach như thế nào.

source

BBC Vietnamese

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2009

Một số lý thuyết cơ bản mà người quản lý tài chính doanh nghiệp cần nắm bắt


Một số lý thuyết cơ bản mà người quản lý tài chính doanh nghiệp cần nắm bắt
Thursday, 19 July 2007

Lý thuyết tài chính được phát triển từ thập kỷ 70, khởi nguồn từ các phương thức tiếp cận pháp luật kế toán và kinh tế các luồng ngân khoản. Tuy nhiên phương thức tiếp cận này nhằm đưa ra một một cái nhìn từ bên ngoài, quan tâm tới các nguồn vốn tài chính của các cá nhân hay thể nhân góp vốn. Những đối tượng này nắm giữ các tài sản tài chính (actif financier), có thể một hoặc nhiều tài sản tạo thành danh mục tài sản tài chính (hay còn gọi là danh mục đầu tư)

Không phải doanh nghiệp mà là các yếu tố bên ngoài như thị trường hoặc các giao dịch trao đổi mua bán tài sản tài chính sẽ ảnh hưởng trực tiếp, hay thậm chí quyết định, tới việc quản lý tài sản tài chính. Các quyết định này có liên quan tới khả năng thanh toán (solvabilité) và khả năng sinh lợi (rentabilité).

DANH MỤC TÀI SẢN TÀI CHÍNH VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Lý thuyết tài chính doanh nghiệp là phần mở rộng theo khái niệm doanh nghiệp của các mô hình quản lý danh mục tài sản tài chính. Mảng tài chính doanh nghiệp được sinh ra từ sự cân bằng giữa tiền mặt và các tài sản công nghiệp (actif industriel), từ đòi hỏi tích lũy nguồn vốn sản xuất và tham gia trao đổi. Sự cân bằng này phát sinh ra tài sản tài chính của các nhà đầu tư tài chính và sinh ra vốn tài chính cho doanh nghiệp.

Tài sản tài chính là việc giữ một giá trị (réserve de valeur) cho phép nhận một khoản tiền (hoặc có tính thanh khoản như tiền) trong tương lai, hoặc khi kỳ hạn chấm dứt, hoặc khi bán lại tài sản đó cho bên thứ 3 một cách trực tiếp hay thông qua trung gian. Tài sản tài chính vừa chứa đựng tính rủi ro nhưng cũng vừa hứa hẹn một khoản lợi nhuận, một khả năng sinh lợi hay một giá trị thặng dư. Quản lý danh mục tài sản tài chính nhằm cân bằng giữa rủi ro và sinh lợi.

Tuy nhiên, tính thanh khoản và chuyển đổi của tài sản tài chính còn phụ thuộc vào sự tồn tại của thị trường mà ở đó người ta có thể trao đổi, mua bán các tài sản tài chính, cũng như phụ thuộc vào mức độ thanh khoản của thị trường này. Thị trường tài chính có chức năng tổ chức giao dịch và định giá các tài sản trao đổi trên thị trường. Các tham số định giá là các dự báo tương đối về khả năng sinh lợi và rủi ro của tài sản. Các dự báo này cố nhiên phụ thuộc khả năng nắm bắt thông tin trên thị trường, khái niệm này xác định hiệu quả thị trường (hoàn hảo hay không hoàn hảo).

Mục tiêu của quản lý danh mục tài sản tài chính là tối đa lợi nhuận. Vì vậy, nếu trong nguồn vốn của doanh nghiệp có một phần tài sản tài chính, doanh nghiệp cần tối đa giá trị của tài sản đó. Nhà quản lý tài chính có thể sử dụng phương pháp đánh giá các luồng ngân khoản (dòng tiền) trong việc lựa chọn hợp lý các khoản đầu tư. Lý thuyết này có 2 đặc điểm cơ bản là mục tiêu và đơn vị đo lường.

- Mục tiêu: tối đa lợi nhuận, được tính dựa trên giá trị thị trường của vốn cổ đông. Mục tiêu lợi nhuận không phải là một luồng thu ngân cũng không phải là tài sản tăng thêm trên danh nghĩa mà mà một giá trị thặng xác định được trên thị trường tài chính thông qua các hoạt động mua bán cổ phần.

- Đơn vị đo lường: dự vào lý thuyết chung về giá trị trên cơ sở các luồng tài chính kỳ vọng khi nắm giữ tài sản. Đặc điểm này giúp doanh nghiệp quyết định đầu tư, tức là quyết định nắm giữ một tài sản công nghiệp; giúp nhà quản lý danh mục đầu tư quyết định mua, giữ hay bán các tài sản tài chính, trái phiếu hay cổ phiếu.

Cổ phần thể hiện giá trị góp vốn của doanh nghiệp không chỉ là quyền thụ hưởng tài chính (vốn và lãi) mà còn là quyền tham gia bỏ phiếu, cơ sở của sự tổ chức quyền lực trong doanh nghiệp.

CHI PHÍ VỐN

Nguồn vốn kinh tế mà doanh nghiệp nắm giữ là một khoản tiền bất động đối với các cổ đông góp vốn hay đối với những người cho vay. Nguời cho vay chỉ chấp nhận trao tiền khi có một khoản thu nhập được tính toán dưới hình thức lãi suất. Lãi suất hình thành nên chi phí nắm giữ nguồn vốn của doanh nghiệp. Cũng như vậy, nếu chi phí vay là kết quả của hợp đồng vay thì việc phân phối cổ tức phụ thuộc vào quyết định của các cổ đông góp vốn. Các chi phí này được coi là chi phí hiện (explicite), gọi là chi phí thực (coût réel).

Mặt khác, khi quyết định đầu tư hoặc cho vay đối với một doanh nghiệp hay một hoạt động kinh tế này tức là phải từ bỏ khả năng đầu tư hoặc cho vay đối với một doanh nghiệp hay một hoạt động kinh tế khác. Giá trị có khả năng đem lại của việc đầu tư hoặc cho vay đối với một doanh nghiệp hay một hoạt động kinh tế không thực hiện đó được coi là một chi phí ẩn (implicite), gọi là chi phí cơ hội (coût d'opportunité). Đây là một khái niệm trọng tâm của quản lý tài chính, là bước chuyển giữa doanh nghiệp và thị trường vốn được thiết lập bởi các chủ thể kinh tế và trung gian tài chính.

Chí phí vay: được đo bằng lãi suất, trước hết là biểu thức cân bằng cung và cầu tiền tệ. Sự đánh giá mức độ rủi ro của người đi vay và mức độ chấp nhận rủi ro của người cho vay tạo nên một khoản phí rủi ro cộng thêm vào lãi suất không có rủi ro trên thị trường. Chi phí vay là nguồn gốc của các điều khoản trong hợp đồng vay và lãi suất vay.

Giá trị thị trường của khoản nợ tại một thời điểm nhất định được tính bởi lãi suất trên thị trường tài chính. Ta có:

giá trị danh nghĩa x lãi suất thị trường = lãi vay
c x i = r
c = r x (1/i)


ở đó (1/i) là hệ số nhân để xác định giá trị nguồn vốn nếu biết trước lãi vay thực hiện, ở đây tính theo lãi suất trong hợp đồng. Như vậy, khi lãi suất thị trường thay đổi, hệ số nhân thay đổi và giá trị thị trường của tài sản tài chính (khoản nợ) sẽ khác với giá trị danh nghĩa. Nếu lãi suất thị trường lớn hơn lãi suất trong hợp đồng, giá trị của khoản nợ bị giảm và ngược lại.

Chi phí vốn tài chính: nguồn vốn góp của các cổ đông chứa đựng một độ rủi ro bởi doanh nghiệp không bắt buộc phải phân phối lợi nhuận cho dù kết quả của năm tài chính là dương. Mục tiêu cuối cùng của các nhà đầu tư tài chính là tăng giá trị khoản vốn đóng góp của mình dựa trên sự tăng giá trị tài sản và triển vọng phát triển của doanh nghiệp.

Nhà đầu tư vì thế đòi hỏi doanh nghiệp phải có một khả năng sinh lãi cao hơn mức độ rủi ro cũng như cao hơn lãi suất thị trường. khả năng này chính là tỷ suất tư bản hoá kết quả (tức là chuyển kết quả thành vốn, làm tăng đồng vốn bỏ ra). Ta có:

giá trị thị trường của nguồn vốn = lợi nhuận đầu tư x (1/tỷ suất tư bản hoá)
v = r x (1/i)


CHI PHÍ BÌNH QUÂN GIA QUYỀN

Việc huy động vốn cho doanh nghiệp là sự kết hợp giữa các nguồn vốn góp, dự trữ cộng dồn và các khoản vay. Vì vậy, có thể tính một chí phí bình quân gia quyền từ các phần tương ứng với mỗi phương thức huy động mà doanh nghiệp sử dụng. Chi phí này bằng tổng của:

+ Chi phí vốn chủ sở hữu (%) x phần tương ứng (từ 0 tới 1)
+ Chi phí vay (%) x phần tương ứng (từ 0 tới 1)


Sự khác biệt giữa khả năng sinh lợi của tài sản và chi phí huy động vốn tạo ra hiệu ứng đòn bẩy của khoản nợ (l'effet de levier de l'endettement). Ta có:

Tài sản = Vốn chủ sở hữu + Nợ
A = C + E
với khả năng sinh lợi (r), chi phí (i) để vay khoản nợ E, có:
A (r) = C (r) + E (r) - E (i)
A (r) = C (r) + E (r - i)
E (r-i) = A (r) - C (r)


Hiệu ứng đòn bẩy tài chính là hiệu giữa khả năng sinh lợi của tài sản (A) và khả năng sinh lợi của nguồn vốn chủ sở hữu (C). Nếu giá trị này dương, việc huy động vốn vay cho phép tăng khả năng sinh lợi (r) của nguồn vốn chủ sở hữu. Ngược lại, nếu khả năng sinh lợi của tài sản (khả năng sinh lợi kinh tế) nhỏ hơn chi phí vay (i) (không thể bù đắp chi phí cố định phải trả cho khoản vay), hiệu ứng đòn bẩy sẽ có tác động tiêu cực. Hơn nữa, trên nguyên tắc, việc huy động vốn vay cũng tăng rủi ro cho nguồn vốn chủ sở hữu.

LÝ THUYẾT CHUNG VỀ GIÁ TRỊ

Mỗi khoản đầu tư ban đầu tại thời điểm t0 được thực hiện với hy vọng có được khoản thu trong các giai đoạn liên tiếp (ví dụ niên khoản...) và một giá trị còn lại tn (valeur résiduelle) có thể thanh lý vào cuối kỳ hạn quy định.

Toán tài chính chỉ ra rằng khoản đầu tư ban đầu (I) tại thời điểm t0, với lãi suất năm (i), sau 1 năm sẽ có giá trị là:
I + I (i) = I (1+i)
sau (n) năm có giá trị:
I (1+ i)n
I được gọi là giá trị hiện tại (valeur actuelle) và
I(1+i)n được gọi là giá trị có được (valeur acquise) sau n giai đoạn.
Hệ số (1 + i)-n gọi là hệ số quy đổi về hiện tại (facteur d'actualisation), từ giá trị ở thời điểm tn về giá trị hiện tại ở thời điểm to.

Tựu chung, để định giá trị một tài sản tại một thời điểm xác định, cần biết hoặc ước tính được dãy niên khoản kỳ vọng, giá trị còn lại, và lựa chọn một lãi suất hay một hệ số quy đổi hiện tại. Giá trị hiện tại thuần (value actuelle nette) bằng tổng các niên khoản tính theo hệ số quy đổi hiện tại. Nếu thay giá trị hiện tại bằng khoản đầu tư ban đầu, lãi suất để khoản đầu tư này bằng với tổng các niên khoản đã quy đổi về hiện tại gọi là tỷ suất nội hoàn (taux interne de rentabilité).

Nắm bắt được các lý thuyết cơ bản trên giúp cho nguời đọc có thể nhanh chóng tiếp thu các kiến thức cung cấp ở những bài viết tiếp theo về tài chính doanh nghiệp. Các lý thuyết này còn là cơ sở tư duy cho nhiều quyết định kinh tế và là kiến thức quan trọng đối với các chuyên ngành quản lý kinh tế khác.

(Theo www.kiemtoan.com.vn)

source http://chungkhoan24h.com/kinh-nghiem-dau-tu/mot-so-ly-thuyet-co-ban-ma-nguoi-quan-ly-tai-chinh-doanh-nghiep-can-na.html

Chứng khoán Việt Nam "tháo đáy"


Chứng khoán

Thứ Hai, 02/11/2009, 13:26 (GMT+7)


TTO - Trong phiên giao dịch đầu tuần (2-11), "bão" giảm điểm đã đến với 2 chỉ số VN-Index (giảm 4,32%) và HNX-Index (giảm 5,70%). Có thể nói, đây là phiên giảm điểm mạnh nhất trên thị trường Việt Nam kể từ đầu năm đến nay.

Nhà đầu tư giao dịch trên sàn Rồng Việt

Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm mạnh 25,41 điểm, xuống còn 561,71 điểm. Khối lượng giao dịch cũng giảm còn 64,74 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch còn 2.852,7 tỷ đồng. Tại sàn Hà Nội cũng diển ra cảnh "tháo đáy" tương tự. Chỉ số HNX-Index còn 188,02 điểm, sau khi giảm đến 11,36 điểm (tương đương giảm 5,70%). Tổng khối lượng giao dịch trên sàn này còn 32,37 triệu cổ phiếu; tương đương tổng giá trị giao dịch là 1.329,57 tỷ đồng.

Rất nhiều mã giao dịch trên sàn TP.HCM giảm hết biên độ 5% như: DPR, ICF, KHA, SC5, TTC, VPH, VFMVF1, TTF, TRC, NSC, ITA. Ngược lại, một số mã thuộc lĩnh vực xây dựng, phát triển hạ tầng có mức tăng mạnh như: DIC, SZL... Cổ phiếu ngân hàng VCB tăng 1.000 đồng lên 53.000 đồng/cp, và là cổ phiếu ngân hàng duy nhất nằm trong tốp 8 mã tăng giá trên sàn TP.HCM phiên hôm nay.

Trên thị trường chứng khoán thế giới trong phiên giao dịch cuối tháng 10 cũng đã giảm mạnh. Tại thị trường chứng khoán Mỹ đã có phiên giảm điểm sâu do hàng loạt thông tin tiêu cực như chi tiêu cá nhân giảm lần đầu tiên trong 5 tháng qua, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng giảm, ngân hàng phá sản… Chỉ số công nghiệp Dow Jones mất mốc 10.000 điểm khi giảm 249,85 điểm, tương đương 2,5%, xuống mức 9.712,73 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 52,44 điểm, tức 2,5%, xuống mức 2.045,11 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 2,8%, xuống còn 1.036,18 điểm.

Tuy nhiên, theo nhận định của các công ty chứng khoán, về mặt vĩ mô, gói kích cầu thứ hai đã được Chính phủ thông qua cùng với những chuyển biến tích cực của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian gần đây sẽ là lực đỡ cho sự đi lên của TTCK trong thời gian tới. Khi thị trường được giao dịch với lượng tiền thật (không có tiền từ đòn bẩy) thì khả năng bật mạnh của các chỉ số chứng khoán sẽ khó xảy ra nhưng bù lại là thị trường sẽ mang tính ổn định hơn.

Về mặt kỹ thuật, nếu muốn chinh phục ngưỡng 600 điểm thì thị trường cần có thông tin đủ mạnh để xóa bỏ tâm lý thận trong của các nhà đầu tư hiện nay.

Công ty chứng khoán FPTS thì cho rằng, trong thời điểm hiện tại, các nền kinh tế lớn trên thế giới nói chung và nền kinh tế Mỹ nói riêng đang cho thấy các bằng chứng về sự phục hồi vô cùng rõ rệt. Sự tăng trưởng GDP 3,5% vượt mọi dự báo của Mỹ trong tuần là một minh chứng rõ ràng nhất. Với tính dẫn dắt của mình, sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán Mỹ nhiều khả năng vẫn sẽ gây ảnh hưởng tích cực tới thị trường chứng khoán của chúng ta trong ngắn hạn. Tuy nhiên tình hình kinh tế trong nước cũng đang đón nhận một vài thông tin trái chiều, liên quan tới chỉ số ICOR, thâm hụt ngân sách và lạm phát.

Sau một chuỗi dài tăng trưởng, thì sự điều chỉnh của thị trường trong một thời gian là cần thiết và sẽ khiến cho xu hướng tăng trưởng sơ cấp được bền vững hơn. Vì thế, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét giảm tỉ lệ nắm giữ cổ phiếu và hạn chế tối đa việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên các nhà đầu tư trung và dài hạn vẫn có thể an tâm nắm giữ các cổ phiếu có chỉ số cơ bản tốt, lợi nhuận tăng trưởng đều đặn từ lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính và mức P/E dự kiến dưới 10.

H.NHỰT

source

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=345613&ChannelID=86

5 sai lầm của nhà đầu tư chứng khoán



Wednesday, 18 July 2007

Trong không khí nóng bỏng của thị trường chứng khoán Việt Nam, tôi xin mạn phép trình bày một số sai lầm của các nhà đầu tư chứng khoán.

Cái này đúc kết từ kinh nghiệm và quan sát. Tôi viết bài này với tất cả sự kính trọng các nhà đầu tư vì dám mạo hiểm đầu tư vào một loại sản phẩm cao cấp, trên một thị trường có tính đặc thù cao. Nhưng sự thật là sự thật, vì một thị trường lành mạnh và bền vững, tôi sẽ rất trung thực.

1. Nghe hơi nồi chõ

Thông tin rất quan trọng trên thị trường, nhưng phần đông vì thiếu hiểu biết, các nhà đầu tư có xu hướng nghe ngóng. Tin thì đủ loại, trên trời, dưới biển, vận hành, tài chính, tổ chức... Có điều chẳng mấy ai có khả năng kiểm định. Vì vậy, cái sự nghe trở nên láng máng, truyền tai nhau hết sức nguy hiểm.

Thông thường, họ tìm một số nhân vật có khả năng "hót hay như khướu" hoặc tìm một vài cán bộ môi giới - tư vấn của chính các công ty chứng khoán. Cái này có mấy điểm hại sau:

- Không khách quan vì bản chất là xung đột lợi ích.

- Không đảm bảo chính xác vì có khi người nói cũng không biết mình đang nói gì.

- Không có bộ lọc vì thế không thể biết cái vừa nhận được là vàng hay thực tế là rác.

- Luôn luôn muộn, vì khi nghe được thì cũng rất nhiều người khác đã nghe được.

2. Không có kỳ vọng đầu tư riêng

Nói giản dị là không biết mình muốn gì, ngoài một nguyện vọng ngất trời cao là Lợi Nhuận.

Các nhà đầu tư nước ngoài chẳng hạn, họ biết rất chính xác điều họ muốn, và vì phần lớn là các quỹ dạng Mutual Fund, nên các chính sách của họ tương đối nhất quán, ổn định. Họ không nhảy ra nhảy vào thị trường liên hồi, gây ra các chi phí giao dịch lớn trong khi hiệu quả chưa đo đếm được.

Việc không đặt kỳ vọng đầu tư cho mình cũng có nghĩa là để ước muốn trôi theo diễn biến thị trường. Ví dụ, lãi 20% trong vòng 3 tháng đã là tốt, nhưng vì ước muốn 40% trong vòng 4 tháng nên kết cục có khi chỉ là không bán được cả "hàng" và chết tắc với số tiền đầu tư.

Không có kỳ vọng còn liên quan tới một hiện tượng nữa là kỳ vọng bị bóp méo hoặc chèn ép.

3. Tâm lý bầy đàn

Tôi đã cùng GS. André Farber chứng minh bằng số liệu và mô hình thống kê toán rằng hiệu ứng bầy đàn rất mạnh ở Việt Nam, và theo số liệu của chúng tôi là mạnh nhất thế giới. Hiệu ứng này đặc biệt mạnh khi giá thị trường tăng trong một khoảng thời gian liên tiếp khá dài.

Hệ quả trực tiếp là người đầu tư từ bỏ cả kỳ vọng cá nhân, để theo đuổi mức kỳ vọng của đám đông trên thị trường. Hệ quả thứ hai, cũng trực tiếp, là tính thanh khoản giảm dần. Mà tính thanh khoản chính là giá trị lớn nhất, duy nhất của thị trường chứng khoán (chứ không phải theo quan niệm sai lầm chung là tính năng huy động vốn đâu).

Khi tính thanh khoản trở nên "hàng hiếm" thì thị trường biến thành sòng bạc. Thực sự là sòng bạc vì mọi người cho rằng nó là cỗ máy kiếm tiền, xay ra tiền, nhào ra tiền, và đâu cũng là tiền... Chúng ta, bằng sự nhìn nhận bình thường, sẽ hiểu rằng điều này quá sai lầm và hoàn toàn tự huyễn hoặc.

4. Quan tâm tới lợi nhuận nhưng không quan tâm tới bổ sung kiến thức

Phần lớn nhà đầu tư chỉ quan tâm tới lợi nhuận, và thuộc một bài vỡ lòng rằng đào bới được thông tin mật "rò rỉ" đâu đó chính là cách làm giàu kiến thức.

Điều này sai. Kiến thức khác thông tin. Kiến thức là một bộ lọc thông tin có phương hướng, có chủ đích và có phương pháp. Tôi dám cam đoan rằng việc chỉ chăm chắm đào bới các thông tin vốn nhiều như rác không làm các nhà đầu tư khôn ngoan hơn, có khi là tình tiết tăng nặng của các vấn đề tồn tại ở trên.

Chính vì không bổ sung kiến thức, nên thị trường hỗn loạn trong các dòng chảy thông tin. Mệt mỏi với thông tin càng khiến cho người ta dễ từ bỏ các kỳ vọng cá nhân, để hào hứng đi theo sự vẫy gọi của "bầy đàn."

5. Tin rằng "mình khôn ngoan nhất"

Họ cho rằng chỉ có họ mới là khôn ngoan nhất, đó là biểu hiện của thiếu kiến thức. Chính vì thiếu kiến thức, nhà đầu tư cũng không mấy khi quan tâm thực sự tới các cách thức tính toán, quản trị và phân tán rủi ro của rổ tài sản.

Bạn bè tôi thường xuyên gọi điện mời tôi đi ăn, đi nhậu, cà phê... vì họ nghĩ rằng chỉ cần hỏi khoảng 20 phút thì toàn bộ hệ thống kiến thức và phương pháp luận và cả những thất bại... tôi rèn luyện ở thị trường, ở nhà trường, ở viện nghiên cứu, ở doanh nghiệp suốt gần 15 năm qua... sẽ được chuyển giao một cách hoàn hảo sang các quyết định đầu tư "ăn tiền thiên hạ" của họ.

Vương Quân Hoàng (Saga.vn)

(Theo www.vneconomy.com.vn)

source http://chungkhoan24h.com/kinh-nghiem-dau-tu/5-sai-lam-cua-nha-dau-tu-chung-khoan.html

Các thuật ngữ chứng khoán



Wednesday, 18 July 2007

Chứng khoán là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và các loại chứng khoán khác.

Vốn cổ phần của công ty cổ phần được chia nhỏ thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

Cổ phiếu: là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành xác nhận quyền sở hữu cổ phần của người nắm giữ cổ phiếu trong công ty. Người sở hữu cổ phiếu là cổ đông của công ty cổ phần. Ngày nay trên Sở giao dịch chứng khoán, cổ phiếu còn có hình thức ghi trong máy tính điện tử, gọi là hình thức phi vật chất, rất thuận tiện cho việc giao dịch cổ phiếu một cách nhanh, chính xác, an toàn, tránh được việc nhàm lẫn trong mua bán và làm giả cổ phiếu.

Cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi: Người sở hữu cổ phiếu phổ thông được quyền biểu quyết đổi với các quyết định lớn của công ty tại Đại hội Cổ đông của công ty cổ phần và được hưởng cổ tức (cổ tức này không cố định, có thể có và có thể không có).

Người sở hữu cổ phiếu ưu đãi được hưởng cổ tức cố định hàng năm mặc dù công ty có lãi hay không có lãi và có thể được hưởng một số quyền biểu quyết nhưng rất hạn chế. Như vậy, cổ phiếu ưu đãi gần giống với trái phiếu.

Cổ tức là khoản tiền hằng năm công ty cổ phần phân phối cho cổ đông như là một khoản lãi. Việc chi trả cổ tức do Hội đồng Quản trị quyết định. Nếu trong năm, công ty có lợi nhuận, thì cổ tức được trích ra từ khoản lợi nhuận đó. Trong một số trường hợp công ty không có lợi nhuận trong năm, nhưng công ty vẫn chi trả cổ tức từ khoản vay ngân hàng.

Trái phiếu là chứng khoán xác nhận nghĩa vụ trả nợ của tổ chức phát hành trái phiếu. Trái phiếu bao gồm trái phiếu công ty và trái phiếu chính phủ. Trái phiếu có thể có bảo đảm hoặc không có bảo đảm.

Trái phiếu có bảo đảm có thể được bảo đảm bằng phương thức sau: Bộ Tài chính hoặc tổ chức tài chính bảo lãnh thanh toán; Bảo đảm bằng tài sản của tổ chức phát hành hoặc một tổ chức thứ ba.

Trái phiếu chuyển đổi là trái phiếu có kèm theo quyền chuyển đổi quy định rằng đến một thời điểm nào đó (1, 2, 5 năm sau khi phát hành) thì người sở hữu trái phiếu có quyền chuyển đổi trái phiếu để lấy cổ phiếu của công ty phát hành trái phiếu.

Ví dụ: tháng 10 năm 1998, công ty A phát hành trái phiếu C kèm theo quyền chuyển đổi 1 trái phiếu C thành 1 cổ phiếu của công ty A vào tháng 10 năm 2002. Nếu vào tháng 10 năm 2002, giá 1 cổ phiếu là 102.000 đồng và giá trái phiếu C là 90.000 đồng, thì người nắm giữ trái phiếu sẽ chuyển đổi trái phiếu đang nắm giữ sang cổ phiếu. Ưu điểm của việc phát hành trái phiếu chuyển đổi là nó hấp dẫn nhà đầu tư hơn so với trái phiếu thông thường.

Trái phiếu Chính phủ do Chính phủ phát hành. Trái phiếu Chính phủ của các nước thường do Ngân hàng Trung ương tổ chức đấu thầu bán buôn, các tổ chức tài chính đứng ra thầu mua và là người tạo dựng thị trường trái phiếu.

Trái phiếu công trình là một loại trái phiếu Chính phủ hoặc trái phiếu chính quyền địa phương được Chính phủ cho phép, được phát hành để phục vụ cho việc xây dựng một công trình, theo quy định của Chính phủ hoặc địa phương.

(Theo Hastc.org.vn)

source http://chungkhoan24h.com/kinh-nghiem-dau-tu/cac-thuat-ngu-chung-khoan.html